Các tủ sách không có người mentor – hướng dẫn các con đọc, là tủ sách chết!

Năm 2014 mình đang làm truyền thông doanh nghiệp, sau khi tham vấn và lên kế hoạch, có một doanh nghiệp tại Hà Nội đã đồng ý cùng mình tài trợ một tủ sách học đường cho một trường Tiểu học ở N.Đ. với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Sau khi sửa sang phòng học thành thư viện, mình chỉ dành vài chục triệu đồng để mua giá sách và tranh to để trang trí thư viện trường, mua vài mô hình, lắp đèn và bàn ghế, còn lại mình đều để tiền mua sách cho các em.

Mình lên list sách rất cụ tỉ, đủ cả sách STEM, sách văn học kinh điển, sách thiếu nhi, truyện tranh, sách bổ trợ cho nhà trường (ví dụ một số cuốn tuyển tập thơ văn thiếu nhi Việt Nam, rất khó kiếm vì ko thể tìm ra trên thị trường). Rồi sách văn học nước ngoài, Doraemon các kiểu các thứ! Ngay cả ba đứa con mình ở nhà cũng chưa từng đc đọc nhiều cuốn như thế (vì mình đâu có nhiều tiền).

Lý do để tặng sách cho các con: Với hàng ngàn lượt học sinh sẽ ghé thư viện mỗi tuần, tủ sách tại các trường tiểu học là nơi tốt nhất để khơi gợi và bồi đắp những năng lực đọc cho trẻ, năng lực tư duy, óc tò mò tìm hiểu các chân trời kiến thức.

Sau khai trương 4 tháng, mình quay trở lại thư viện thăm. Thật khác với tưởng tượng, rất nhiều cuốn vẫn y nguyên như lúc cất lên giá! Phòng thư viện còn khóa cửa, mình không vào được! Khi mình ra tới cổng trước khi lên ô tô, một cô giáo ở trường THCS ngay bên cạnh nhào tới vồ lấy tay mình:

– Chị Trang Hạ! Em chào chị! Em là cô giáo bên THCS. Chị ơi nói giúp em một tiếng, em muốn sang xem sách chị tặng. Kết quả, em là giáo viên mà bên trường Tiểu học cũng không cho em vào xem, họ bảo, đây là sách chị Trang Hạ tặng họ, ko phải tặng bên em!

Ủa??? Cô giáo cách một bức vách tường còn ko vào đọc được, học sinh liệu đc đón tiếp thế nào?

Tư duy sách là để bày, sách là để thờ, sách là để đếm số lượng rồi công bố số thư viện lớp v.v… nặng nề khiến mình nhận ra:

Thực ra phong trào tặng tủ sách là một định kiến tồi tệ, ai có tiền chả tặng được, người người nhà nhà đi tặng tủ sách. Thế nhưng, phải gọi chính xác đó là: Các tủ sách chết!

Các tủ sách không có người mentor – hướng dẫn các con đọc, là tủ sách chết!

Các thư viện được nhà hảo tâm đầu tư nhưng không có hoạt động hướng dẫn đọc, không có tương tác, không có hoạt động hàng tuần của hội đọc sách, thì khác gì trao cho các con một cái thuyền ra hồ, có mái chèo đó nhưng mày chèo thế nào kệ mày! Vừa lãng phí tài nguyên xã hội, vừa không hấp dẫn với trẻ!

Cứ có tiền là tặng được tủ sách chết. Nhưng phải có rất nhiều tiền và rất nhiều công sức, tâm huyết mới có thể tặng được một tủ sách sống: Duy trì người dắt hướng dẫn đọc, sinh hoạt chuyên đề, hỗ trợ trẻ em đọc sách, nghe các con nói về sách, phân tích và lý giải kịp thời những kiến thức và cảm xúc mà các con thu lượm được từ sách, tổ chức để các con bình sách, viết review sách, hùng biện về các đề tài, thậm chí để các con xâu chuỗi những đề tài được đúc kết từ nhiều cuốn, chứ ko phải cứ đọc xong 1 cuốn là review đúng cuốn đó, khen cuốn đó hết lời! Tư duy “Trả bài” khi review sách đó cũng là 1 rào cản vô hình khiến trẻ ít khi dám bứt phá, dám “gộp” một loạt tài sản đọc lại để đưa ra một cái nhìn xuyên suốt.

Ví dụ, các con giống y như người lớn, đọc xong cuốn nào khi review cũng nói lại y chang toàn bộ nội dung sách, hoặc lồng thêm chút cảm xúc, nhưng ko kể thêm đc một cuốn tương tự, hay liên tưởng tới một quan điểm sau vài cuốn!

Đôi khi có một lối mòn luôn phát sinh chỉ sau vài năm: Lối mòn tặng tủ sách, lối mòn học sinh review sách, lối mòn mẹ kể con nghe bằng sách. Muốn phá lối mòn ấy, chỉ có cách là, thay bằng chỉ tặng nhiều sách, hãy tặng học sinh tiểu học thật nhiều cơ hội để tương tác với sách, lập luận và phản biện từ sách, đặt câu hỏi về sách, tìm nhiều câu trả lời cho một câu hỏi… Nếu các con đọc sách xong, có thể tiếp thu và vận dụng những của cải từ văn hóa đọc để bộc lộ bản thân như thế, mới là cách các con đọc – hiểu – lý giải sách như một chuyên gia, như một học giả, như một nhà phản biện, như một người làm chủ được văn hóa đọc ngay từ khi còn học Tiểu học!

Sách đọc càng sớm càng tốt. Ở các nước phát triển, sách không in bằng giấy mà được khâu bằng vải và bông, để trẻ sơ sinh và mới tập ngồi đã có thể tương tác với sách cùng hình ảnh, trò chơi với sách! Có những cuốn sách dành cho trẻ mầm non không hề có một chữ cái nào! Chỉ có hoa, tranh, hình ảnh, màu sắc, để các con tư duy bằng ngón tay, bằng mắt và trí tưởng tượng, tự dựng nên câu chuyện của riêng các con!

Nhưng sách của Việt Nam còn chưa “tiến bộ” tới mức tinh tế như thế, vẫn là sách từ cắt dán, rồi truyện tranh, rồi sách đồng thoại cổ tích, rồi sách chữ, sách tiếng Anh đơn giản v.v… Sách của Việt Nam vẫn mang nặng tính thực dụng. Nên trẻ em Việt Nam thiệt thòi đầu tiên là các cảm xúc từ sách, có nhiều cơ hội đọc sách nhưng thiếu cơ hội bộc lộ bản thân và tư duy quan điểm của em về những giá trị thu lượm được từ sách. Thậm chí sao cứ phải là là bằng tiếng Việt, các con có thể review sách bằng tiếng Anh với một bài viết chỉn chu ngắn gọn, vừa nâng cao năng lực đọc, vừa cải thiện và hỗ trợ khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh của các con!

May mắn là những gì mình lấn cấn trong lòng, cũng là những giới hạn mà nhiều người đã nhận ra. Cái hữu hạn của tủ sách không ngăn cản khả năng tiếp cận của học sinh từ Tiểu học. Cách đọc sách thụ động cũng đang bị thay thế bởi cách đọc và diễn giải sách theo cá tính của mỗi độc giả nhé! Sân chơi đọc sách “Read Like a Scholar – Cùng KUN Đọc Sách Mỗi Ngày 2022” đang được Hội đồng Đội TƯ, Công ty CP Sữa Quốc Tế IDP – sở hữu thương hiệu sữa KUN và Tổ chức Giáo dục IEG tổ chức hè này! Đọc sách vui trong hè lại được nhận rất nhiều phần thưởng giá trị cho con nữa!

“Love for knowledge & Hope for life” là chủ đề cuộc thi review sách mùa hè này từ ⅙ tới 18/7/2022 trên mạng internet. Học sinh lớp 1 tới lớp 5 có thể viết cảm nhận về bất cứ cuốn sách nào con thích, nhất là các cuốn sách trong thư viện của NXB Scholastic do Ban tổ chức cung cấp. Bài dự thi các con chỉ cần viết tự do trên một trang giấy, độ 500 chữ, vẽ đơn giản một bản đồ tư duy sau khi con đọc được cuốn sách, hoặc nhờ bố mẹ quay video dưới 3 phút.

Những bạn vào vòng trong sẽ có một chuyến du hành tuyệt vời vào thế giới văn hóa đọc: Một chuyến đi du lịch 3 ngày 2 đêm tới Gala chung kết được BTC đài thọ toàn bộ! Con sẽ mang cuốn sách của con và câu chuyện của con tới gặp những bạn khắp mọi miền đất nước! Thậm chí đó là chuyến đi đầu tiên trong đời mà con là chủ nhân, còn bố mẹ chỉ là “người hỗ trợ” đi theo thôi!

Giải thưởng hơn 3 tỷ, có các phần quà từ NXB National Geographic Learning và NXB Scholastic và sữa KUN siêu ngầu! Khi các bạn thí sinh đăng ký sân chơi, ngay lập tức các bạn sẽ được tặng 01 tài khoản đọc sách trực tuyến hoàn toàn miễn phí từ thư viện Quốc tế Scholastic

+ 2 tỷ học bổng khóa học đến từ IEG.

+ 70 triệu học bổng tiền mặt.

+ Kho sách trực tuyến của Scholastic trị giá 750 triệu.

+ Truy cập kho tài liệu trực tuyến không giới hạn trong vòng 1 năm.

+ Được xuất hiện trên kênh truyền thông chính thức của National Geographic Learning Việt Nam.

+ Bộ sách truyện từ National Geographic Learning.

+ Cùng nhiều hiện vật đi kèm: Máy đọc sách Kindle, balo, sổ tay sáng tạo…

Các thầy cô và bố mẹ nhớ kéo xuống lấy link dự thi cho các con dưới comment nhé!

#ReadLikeaScholar #Reviewsach #Hoidongdoitrunguong #IEGGlobal #LifKun #CungKundocsachmoingay

‘TƯƠNG LAI XANH” – BỘ ẢNH CÁCH CHÚNG TA ĐỐI XỬ VỚI CHÍNH MÌNH

Đó là một ngày cũng tháng 6 như thế này, của năm rất lâu rồi, sau khi gia đình có quá nhiều chuyện buồn, sau vài năm kiệt quệ về kinh tế và xáo trộn về tình cảm, mình muốn thay đổi vận mệnh! Chăm sóc xong bố mẹ già, hai vợ chồng mình mới bắt đầu đi xin việc ở tuổi sắp 40.

Để đi kiếm tiền, mình không vào các trang giới thiệu việc làm, cũng không mang bằng cấp ra phủi bụi, mà mình phủi bụi ngôi nhà mình!

Mình bèn lên mạng, đặt mua hai bồn lớn Dã Yên Thảo về trồng khắp ban công. Hồi đó hoa chưa rẻ rúng 50k/1 gốc như bây giờ, một gốc hoa nhỏ giá đã tiền triệu vì vừa mang ở châu Âu về thuần hóa. Sau khi đổ đất, trồng thử, thợ vườn cầm tiền đi về, hôm đó trong túi mình chỉ còn sót 100k, chả biết sáng mai đi chợ mua gì đây!

Trước khi thay đổi bản thân, mình cần đặt một dấu mốc! Hoa không phải là dấu mốc, mà là mình muốn thay đổi không gian sống! Mình lau lại toàn bộ các cửa sổ, cửa kính của các tầng nhà! Mình chất toàn bộ đồ kỷ niệm của gia đình vào một gian kho, còn lại mình cải tạo và mua 6 giá sách mới về chất toàn bộ những cuốn sách lên giá! Mình thay đổi toàn bộ sắp xếp đồ vật trong nhà. Cuối cùng, mình đi mua 15 chiếc khung ảnh rẻ tiền trên shop online, rồi đi rửa ảnh gia đình treo lên toàn bộ một mảng tường!

Môi trường sống ảnh hưởng vô cùng tới tâm trạng sống của chúng ta! Trời nóng, ta dễ nổi giận. Đứng trước những bức ảnh gia đình, lòng ta dịu lại!

Tắc đường buổi chiều làm ta bức xúc bất an! Nhưng mở chiếc tủ áo đầy mùi thơm của tình yêu và tình thân, ta bỗng thấy mềm mại lại!

Thành phố cứ mưa là lụt, có hôm mình mặc váy đi giày cao gót mà từ trường quay Đài truyền hình về phải dắt bộ xe máy lội nước 3 tiếng tới tận 23h đêm mới về, thì đau cả chân lẫn tâm hồn! Nhưng buổi sáng mở cửa ra gặp một biển hoa mới nở tràn từ ban công nhà mình tới nóc nhà hàng xóm, thấy lòng dịu dàng yêu đời chứ!

Sau khi thay đổi không gian sống, (chỉ mất vài tuần và vài triệu thôi), mình và gia đình như bước sang một cuộc đời mới! Mình ký hợp đồng làm báo với một cty tin tức tại Singapore và lần đầu tiên bắt đầu nhận lương bằng USD, ông xã bắt tay mở quán, mình làm hành trình Bản đồ Phượt và Du lịch Mạo Hiểm Việt Nam cùng Rexona xong rồi về HN, bắt đầu làm sếp ở các dự án truyền thông và tiếp thị tại các công ty, từ bán lẻ tới xây dựng, từ quảng cáo tới giáo dục, đón những giải thưởng lớn từ trong nước tới nước ngoài…

Nhưng cái mình không hề ngờ đến là, khi mình lau dọn sạch ngôi nhà mình của mình (để còn yên tâm đi ra xã hội chinh chiến), thì hóa ra, những người duy tâm sẽ nói, là mình vừa thay đổi phong thủy, đón khí lành, đón năng lượng sinh khí; Còn nhà hoạt động môi trường sẽ mách cho mình biết, mình đã vô tình cải tạo môi trường sống, dọn sạch bụi mịn PM2.5, nâng cấp chất lượng sống của gia đình, tạo nên thói quen tốt trong gia đình là định kỳ dọn dẹp, thì khi mình nỗ lực chăm sóc nhà cửa, tự nhiên chính là mình dọn cỏ dại trong khu vườn cá nhân, để tâm hồn thảnh thơi, dư rất nhiều thời gian để phấn đấu.

Khi mình trồng hoa làm đẹp ngôi nhà mình, vô hình trung, ngôi nhà hàng xóm được đẹp! Không gian chung trở lên dễ chịu, ai đi ngang qua cũng ngẩng đầu lên trầm trồ hỏi đây là hoa gì, lần đầu trong đời thấy, mà nó nở như một biển hoa! Chỉ hành động nhỏ đã tạo nên sự thay đổi lớn trong môi trường của cộng đồng xung quanh!

Nhiều khi chiêm nghiệm lại, mình thấy cuộc sống thực ra là một dòng chảy liên tục, rồi chúng ta sẽ bơi trên dòng sông mà chúng ta vứt rác, hay là rồi chúng ta sẽ hít thở không khí ở một hành tinh mà chúng ta đã không vứt rác thải bừa bãi, trồng thêm cây xanh! Khi ta làm điều gì đó, cả hành tinh và môi trường đều nhận lại tác động! Nào ai nghĩ rằng, chỉ vì một bài thơ hoa sữa của thi sĩ quá lãng mạn, và một bài báo tôn hoa sữa thành đặc sản của Thủ đô, mà giờ Hà Nội lạm phát cây sữa, phải chặt bỏ đốn hạ di dời để bảo vệ lá phổi của triệu dân? (Hóa ra tội của nhà văn nhà thơ nhà báo với môi trường không nhỏ, Ahihi!)

Nên ai nghĩ mình lạm dụng nước xả vải kém chất lượng, thì cá ở ao hồ sông biển nghẹt thở vì hóa chất tồn dư? Ai nghĩ được tới chuyện, mình ít dành thời gian cho gia đình, hay chọn đại một sản phẩm rẻ tiền đầy hương nhân tạo để lau sàn, thì rồi những cánh rừng bị xua đuổi, sự đa dạng của sinh vật trên hành tinh này bị tổn thương không thể cứu vãn?

Mỗi bức ảnh trong “Tương Lai Xanh” của Unilever không phải đơn giản như kiểu chị em trên mạng hay dọa nhau “làm thế là đang tạo nghiệp”, bởi cư dân mạng thì có thể duy tâm nhưng nhà quản trị doanh nghiệp thì không bao giờ tìm kiếm những thông điệp vô căn cứ! Mỗi nguy cơ trong từng bức ảnh đều tới từ những nghiên cứu khoa học có số liệu xác đáng, mỗi năm người Việt Nam tặng môi trường hơn 1 triệu 800 ngàn tấn rác thải nhựa, đa số trong đó là vỏ bao bì, các chế phẩm hóa chất tồn dư độc hại.

Và Unilever – công ty mẹ của nhiều thương hiệu gia đình như Omo, Sunlight, Lifebuoy, Comfort… vừa cam kết trong chiến dịch “Tương Lai Xanh” – Sạch nhà nhỏ, Xanh nhà chung là, đến 2030 loại bỏ hoàn toàn 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện môi trường khỏi các sản phẩm Chăm sóc Gia đình. Và thành phần công thức của các sản phẩm Chăm sóc Gia đình sẽ có khả năng phân hủy sinh học đến 100%! Các bao bì được sử dụng tái chế với tỉ lệ tuyệt đối 100%.

Lời cam kết này không dễ nói. Rất nhiều doanh nghiệp Việt sẽ tính nhẩm được rằng, ngay năm trước mắt, doanh nghiệp của họ thậm chí sẽ không có bất kỳ đồng lợi nhuận nào nếu theo đuổi chỉ một phần cam kết như trong chiến dịch “Tương Lai Xanh”!

Nhưng khi cuộc sống là một dòng chảy tuần hoàn, đây chính là cách chúng ta đối xử với chính mình! Hoặc với chính mình của tương lai đó!

#Tuonglaixanh #Sachnhanhoxanhnhachung #Unilever #UnileverChamSocGiaDinh

ĐIỀU MẸ MUỐN DẠY CON VỀ HAI CHỮ “GIA ĐÌNH”

Trong cuốn từ điển tiếng Việt, người ta hay gọi là từ điển Hoàng Phê ấy, nhóm các giáo sư của Viện Ngôn ngữ có giải thích chí lý và cấm cãi được về Gia Đình, thế này:

“Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”.

Sở dĩ nói là cấm cãi nổi, là bởi, cái định nghĩa này, nó được dịch nguyên văn và chính xác từ tài liệu xã hội học của nước ngoài, hay bất cứ thứ tiếng nào trên đời này! Phải là hôn nhân, phải có cha và có mẹ, có đẻ ra con!

Nhưng định nghĩa ấy từ một thế kỷ trước, liệu có công bằng với cuộc sống và tình yêu thương của con người hôm nay?

Khi con mình 6 tuổi, mình vẫn dạy con hiểu, một người độc thân cũng là gia đình một người!

Khi con mình 8 tuổi, mình dạy nó rằng, ông Lão Hạc và con chó Vàng chính là một gia đình!

Khi con 10 tuổi, mình nói người mẹ tàn tật đơn thân nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi ngoài xe rác chính là một gia đình!

Bây giờ con 12 tuổi mình giải thích thêm nữa, những cặp đôi đồng tính cũng là một gia đình, họ còn có thể nhận nuôi thêm một bé con – không phải do họ đẻ ra, không cùng dòng máu – nhưng vẫn là một gia đình!

Là bởi chúng ta yêu nhau, đến với nhau bằng tình yêu, sống với nhau giữa thương yêu, điều ấy mới tạo nên một gia đình! Những gia đình ấy vẫn đang miệt mài tìm kiếm hạnh phúc và sự công nhận giá trị của hạnh phúc mà họ theo đuổi!

Chúng ta không phù hợp với định nghĩa gia đình của Hoàng Phê, nhưng chúng ta vẫn sống đầy ắp yêu thương và đủ tư cách để tự công nhận là một gia đình! Có lẽ nên sửa lại từ điển tiếng Việt và những giáo điều trong sách giáo khoa?

Xem người mẹ ba chân trong “Đợi đến lúc an toàn 2”, sẽ thấy định kiến đầy rẫy và áp đặt, đã tàn tật sao chăm con được? Ủa chứ người tàn tật ko có quyền xây dựng gia đình, bị ngăn chặn quyền làm mẹ?

Rồi những cặp đôi đồng tính sống giữa xã hội định kiến đã mệt mỏi, lại còn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ con cái giữa vòng vây miệt thị, đứa trẻ làm gì có lỗi? Hay hai người bố ấy chỉ vì yêu nên tất nhiên bị tước đi quyền làm bố?

Thỉnh thoảng, khi chúng ta ái ngại, thương hại cho người khác, chính là lúc chúng ta âm thầm ngạo nghễ và miệt thị!

Chúng ta chất vấn về những gia đình không nằm trong từ điển Hoàng Phê, chẳng qua là chúng ta sợ hãi khi nhận ra bị chỉ mặt đặt tên những định kiến sâu cay trong não bộ của chúng ta.

Một não bộ vì quá ưu tiên an toàn, nên nhìn thấy bất cứ thứ gì không giống mình đều cảm thấy bị thách thức, mất đi sự an toàn cũng như khả năng điều khiển tình huống!

Định kiến xã hội về những gia đình trong “Đợi đến lúc an toàn 2” sẽ giống như những lớp sóng biển vỗ theo cùng một hướng: Lần đầu, chúng ta sẽ vô tình hay cố ý công kích sau lưng người trẻ ấy, cô gái đơn thân ấy, người khuyết tật ấy, người đồng tính ấy khi họ yêu nhau. Lần thứ hai, chúng ta sẽ vỗ mặt họ, khi họ bước vào hôn nhân, công khai, thậm chí đón đứa con. Lần thứ ba, là trở thành sóng thần muốn nhấn chìm luôn cả đứa trẻ vào cơn xúc xiểm thần thánh của đám đông không mất chân tay và lành lặn, ko đồng tính cũng ko ế, có đủ mọi thứ và còn muốn sở hữu thêm một cuốn từ điển Hoàng Phê đúng tới từng dấu phẩy!

Những gia đình được cấu tạo không giống bạn ấy mà, thực ra, họ cũng đang bảo ban con, nuôi dưỡng con, giữ an toàn cho con, tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả! Họ đáng được ngưỡng mộ hơn những hạnh phúc tất nhiên mà có!

Bởi họ phải đi một quãng đường rất xa mới tới được với hạnh phúc đó! Bạn đong đếm đi, ở trong “Đợi đến lúc an toàn 2” là bao dặm nhé! #Lifebuoy#Safety4All#AnToànChoTấtCả#Pride#ISEE

https://www.facebook.com/watch/?v=1099337770925751