Các tủ sách không có người mentor – hướng dẫn các con đọc, là tủ sách chết!

Năm 2014 mình đang làm truyền thông doanh nghiệp, sau khi tham vấn và lên kế hoạch, có một doanh nghiệp tại Hà Nội đã đồng ý cùng mình tài trợ một tủ sách học đường cho một trường Tiểu học ở N.Đ. với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Sau khi sửa sang phòng học thành thư viện, mình chỉ dành vài chục triệu đồng để mua giá sách và tranh to để trang trí thư viện trường, mua vài mô hình, lắp đèn và bàn ghế, còn lại mình đều để tiền mua sách cho các em.

Mình lên list sách rất cụ tỉ, đủ cả sách STEM, sách văn học kinh điển, sách thiếu nhi, truyện tranh, sách bổ trợ cho nhà trường (ví dụ một số cuốn tuyển tập thơ văn thiếu nhi Việt Nam, rất khó kiếm vì ko thể tìm ra trên thị trường). Rồi sách văn học nước ngoài, Doraemon các kiểu các thứ! Ngay cả ba đứa con mình ở nhà cũng chưa từng đc đọc nhiều cuốn như thế (vì mình đâu có nhiều tiền).

Lý do để tặng sách cho các con: Với hàng ngàn lượt học sinh sẽ ghé thư viện mỗi tuần, tủ sách tại các trường tiểu học là nơi tốt nhất để khơi gợi và bồi đắp những năng lực đọc cho trẻ, năng lực tư duy, óc tò mò tìm hiểu các chân trời kiến thức.

Sau khai trương 4 tháng, mình quay trở lại thư viện thăm. Thật khác với tưởng tượng, rất nhiều cuốn vẫn y nguyên như lúc cất lên giá! Phòng thư viện còn khóa cửa, mình không vào được! Khi mình ra tới cổng trước khi lên ô tô, một cô giáo ở trường THCS ngay bên cạnh nhào tới vồ lấy tay mình:

– Chị Trang Hạ! Em chào chị! Em là cô giáo bên THCS. Chị ơi nói giúp em một tiếng, em muốn sang xem sách chị tặng. Kết quả, em là giáo viên mà bên trường Tiểu học cũng không cho em vào xem, họ bảo, đây là sách chị Trang Hạ tặng họ, ko phải tặng bên em!

Ủa??? Cô giáo cách một bức vách tường còn ko vào đọc được, học sinh liệu đc đón tiếp thế nào?

Tư duy sách là để bày, sách là để thờ, sách là để đếm số lượng rồi công bố số thư viện lớp v.v… nặng nề khiến mình nhận ra:

Thực ra phong trào tặng tủ sách là một định kiến tồi tệ, ai có tiền chả tặng được, người người nhà nhà đi tặng tủ sách. Thế nhưng, phải gọi chính xác đó là: Các tủ sách chết!

Các tủ sách không có người mentor – hướng dẫn các con đọc, là tủ sách chết!

Các thư viện được nhà hảo tâm đầu tư nhưng không có hoạt động hướng dẫn đọc, không có tương tác, không có hoạt động hàng tuần của hội đọc sách, thì khác gì trao cho các con một cái thuyền ra hồ, có mái chèo đó nhưng mày chèo thế nào kệ mày! Vừa lãng phí tài nguyên xã hội, vừa không hấp dẫn với trẻ!

Cứ có tiền là tặng được tủ sách chết. Nhưng phải có rất nhiều tiền và rất nhiều công sức, tâm huyết mới có thể tặng được một tủ sách sống: Duy trì người dắt hướng dẫn đọc, sinh hoạt chuyên đề, hỗ trợ trẻ em đọc sách, nghe các con nói về sách, phân tích và lý giải kịp thời những kiến thức và cảm xúc mà các con thu lượm được từ sách, tổ chức để các con bình sách, viết review sách, hùng biện về các đề tài, thậm chí để các con xâu chuỗi những đề tài được đúc kết từ nhiều cuốn, chứ ko phải cứ đọc xong 1 cuốn là review đúng cuốn đó, khen cuốn đó hết lời! Tư duy “Trả bài” khi review sách đó cũng là 1 rào cản vô hình khiến trẻ ít khi dám bứt phá, dám “gộp” một loạt tài sản đọc lại để đưa ra một cái nhìn xuyên suốt.

Ví dụ, các con giống y như người lớn, đọc xong cuốn nào khi review cũng nói lại y chang toàn bộ nội dung sách, hoặc lồng thêm chút cảm xúc, nhưng ko kể thêm đc một cuốn tương tự, hay liên tưởng tới một quan điểm sau vài cuốn!

Đôi khi có một lối mòn luôn phát sinh chỉ sau vài năm: Lối mòn tặng tủ sách, lối mòn học sinh review sách, lối mòn mẹ kể con nghe bằng sách. Muốn phá lối mòn ấy, chỉ có cách là, thay bằng chỉ tặng nhiều sách, hãy tặng học sinh tiểu học thật nhiều cơ hội để tương tác với sách, lập luận và phản biện từ sách, đặt câu hỏi về sách, tìm nhiều câu trả lời cho một câu hỏi… Nếu các con đọc sách xong, có thể tiếp thu và vận dụng những của cải từ văn hóa đọc để bộc lộ bản thân như thế, mới là cách các con đọc – hiểu – lý giải sách như một chuyên gia, như một học giả, như một nhà phản biện, như một người làm chủ được văn hóa đọc ngay từ khi còn học Tiểu học!

Sách đọc càng sớm càng tốt. Ở các nước phát triển, sách không in bằng giấy mà được khâu bằng vải và bông, để trẻ sơ sinh và mới tập ngồi đã có thể tương tác với sách cùng hình ảnh, trò chơi với sách! Có những cuốn sách dành cho trẻ mầm non không hề có một chữ cái nào! Chỉ có hoa, tranh, hình ảnh, màu sắc, để các con tư duy bằng ngón tay, bằng mắt và trí tưởng tượng, tự dựng nên câu chuyện của riêng các con!

Nhưng sách của Việt Nam còn chưa “tiến bộ” tới mức tinh tế như thế, vẫn là sách từ cắt dán, rồi truyện tranh, rồi sách đồng thoại cổ tích, rồi sách chữ, sách tiếng Anh đơn giản v.v… Sách của Việt Nam vẫn mang nặng tính thực dụng. Nên trẻ em Việt Nam thiệt thòi đầu tiên là các cảm xúc từ sách, có nhiều cơ hội đọc sách nhưng thiếu cơ hội bộc lộ bản thân và tư duy quan điểm của em về những giá trị thu lượm được từ sách. Thậm chí sao cứ phải là là bằng tiếng Việt, các con có thể review sách bằng tiếng Anh với một bài viết chỉn chu ngắn gọn, vừa nâng cao năng lực đọc, vừa cải thiện và hỗ trợ khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh của các con!

May mắn là những gì mình lấn cấn trong lòng, cũng là những giới hạn mà nhiều người đã nhận ra. Cái hữu hạn của tủ sách không ngăn cản khả năng tiếp cận của học sinh từ Tiểu học. Cách đọc sách thụ động cũng đang bị thay thế bởi cách đọc và diễn giải sách theo cá tính của mỗi độc giả nhé! Sân chơi đọc sách “Read Like a Scholar – Cùng KUN Đọc Sách Mỗi Ngày 2022” đang được Hội đồng Đội TƯ, Công ty CP Sữa Quốc Tế IDP – sở hữu thương hiệu sữa KUN và Tổ chức Giáo dục IEG tổ chức hè này! Đọc sách vui trong hè lại được nhận rất nhiều phần thưởng giá trị cho con nữa!

“Love for knowledge & Hope for life” là chủ đề cuộc thi review sách mùa hè này từ ⅙ tới 18/7/2022 trên mạng internet. Học sinh lớp 1 tới lớp 5 có thể viết cảm nhận về bất cứ cuốn sách nào con thích, nhất là các cuốn sách trong thư viện của NXB Scholastic do Ban tổ chức cung cấp. Bài dự thi các con chỉ cần viết tự do trên một trang giấy, độ 500 chữ, vẽ đơn giản một bản đồ tư duy sau khi con đọc được cuốn sách, hoặc nhờ bố mẹ quay video dưới 3 phút.

Những bạn vào vòng trong sẽ có một chuyến du hành tuyệt vời vào thế giới văn hóa đọc: Một chuyến đi du lịch 3 ngày 2 đêm tới Gala chung kết được BTC đài thọ toàn bộ! Con sẽ mang cuốn sách của con và câu chuyện của con tới gặp những bạn khắp mọi miền đất nước! Thậm chí đó là chuyến đi đầu tiên trong đời mà con là chủ nhân, còn bố mẹ chỉ là “người hỗ trợ” đi theo thôi!

Giải thưởng hơn 3 tỷ, có các phần quà từ NXB National Geographic Learning và NXB Scholastic và sữa KUN siêu ngầu! Khi các bạn thí sinh đăng ký sân chơi, ngay lập tức các bạn sẽ được tặng 01 tài khoản đọc sách trực tuyến hoàn toàn miễn phí từ thư viện Quốc tế Scholastic

+ 2 tỷ học bổng khóa học đến từ IEG.

+ 70 triệu học bổng tiền mặt.

+ Kho sách trực tuyến của Scholastic trị giá 750 triệu.

+ Truy cập kho tài liệu trực tuyến không giới hạn trong vòng 1 năm.

+ Được xuất hiện trên kênh truyền thông chính thức của National Geographic Learning Việt Nam.

+ Bộ sách truyện từ National Geographic Learning.

+ Cùng nhiều hiện vật đi kèm: Máy đọc sách Kindle, balo, sổ tay sáng tạo…

Các thầy cô và bố mẹ nhớ kéo xuống lấy link dự thi cho các con dưới comment nhé!

#ReadLikeaScholar #Reviewsach #Hoidongdoitrunguong #IEGGlobal #LifKun #CungKundocsachmoingay

‘TƯƠNG LAI XANH” – BỘ ẢNH CÁCH CHÚNG TA ĐỐI XỬ VỚI CHÍNH MÌNH

Đó là một ngày cũng tháng 6 như thế này, của năm rất lâu rồi, sau khi gia đình có quá nhiều chuyện buồn, sau vài năm kiệt quệ về kinh tế và xáo trộn về tình cảm, mình muốn thay đổi vận mệnh! Chăm sóc xong bố mẹ già, hai vợ chồng mình mới bắt đầu đi xin việc ở tuổi sắp 40.

Để đi kiếm tiền, mình không vào các trang giới thiệu việc làm, cũng không mang bằng cấp ra phủi bụi, mà mình phủi bụi ngôi nhà mình!

Mình bèn lên mạng, đặt mua hai bồn lớn Dã Yên Thảo về trồng khắp ban công. Hồi đó hoa chưa rẻ rúng 50k/1 gốc như bây giờ, một gốc hoa nhỏ giá đã tiền triệu vì vừa mang ở châu Âu về thuần hóa. Sau khi đổ đất, trồng thử, thợ vườn cầm tiền đi về, hôm đó trong túi mình chỉ còn sót 100k, chả biết sáng mai đi chợ mua gì đây!

Trước khi thay đổi bản thân, mình cần đặt một dấu mốc! Hoa không phải là dấu mốc, mà là mình muốn thay đổi không gian sống! Mình lau lại toàn bộ các cửa sổ, cửa kính của các tầng nhà! Mình chất toàn bộ đồ kỷ niệm của gia đình vào một gian kho, còn lại mình cải tạo và mua 6 giá sách mới về chất toàn bộ những cuốn sách lên giá! Mình thay đổi toàn bộ sắp xếp đồ vật trong nhà. Cuối cùng, mình đi mua 15 chiếc khung ảnh rẻ tiền trên shop online, rồi đi rửa ảnh gia đình treo lên toàn bộ một mảng tường!

Môi trường sống ảnh hưởng vô cùng tới tâm trạng sống của chúng ta! Trời nóng, ta dễ nổi giận. Đứng trước những bức ảnh gia đình, lòng ta dịu lại!

Tắc đường buổi chiều làm ta bức xúc bất an! Nhưng mở chiếc tủ áo đầy mùi thơm của tình yêu và tình thân, ta bỗng thấy mềm mại lại!

Thành phố cứ mưa là lụt, có hôm mình mặc váy đi giày cao gót mà từ trường quay Đài truyền hình về phải dắt bộ xe máy lội nước 3 tiếng tới tận 23h đêm mới về, thì đau cả chân lẫn tâm hồn! Nhưng buổi sáng mở cửa ra gặp một biển hoa mới nở tràn từ ban công nhà mình tới nóc nhà hàng xóm, thấy lòng dịu dàng yêu đời chứ!

Sau khi thay đổi không gian sống, (chỉ mất vài tuần và vài triệu thôi), mình và gia đình như bước sang một cuộc đời mới! Mình ký hợp đồng làm báo với một cty tin tức tại Singapore và lần đầu tiên bắt đầu nhận lương bằng USD, ông xã bắt tay mở quán, mình làm hành trình Bản đồ Phượt và Du lịch Mạo Hiểm Việt Nam cùng Rexona xong rồi về HN, bắt đầu làm sếp ở các dự án truyền thông và tiếp thị tại các công ty, từ bán lẻ tới xây dựng, từ quảng cáo tới giáo dục, đón những giải thưởng lớn từ trong nước tới nước ngoài…

Nhưng cái mình không hề ngờ đến là, khi mình lau dọn sạch ngôi nhà mình của mình (để còn yên tâm đi ra xã hội chinh chiến), thì hóa ra, những người duy tâm sẽ nói, là mình vừa thay đổi phong thủy, đón khí lành, đón năng lượng sinh khí; Còn nhà hoạt động môi trường sẽ mách cho mình biết, mình đã vô tình cải tạo môi trường sống, dọn sạch bụi mịn PM2.5, nâng cấp chất lượng sống của gia đình, tạo nên thói quen tốt trong gia đình là định kỳ dọn dẹp, thì khi mình nỗ lực chăm sóc nhà cửa, tự nhiên chính là mình dọn cỏ dại trong khu vườn cá nhân, để tâm hồn thảnh thơi, dư rất nhiều thời gian để phấn đấu.

Khi mình trồng hoa làm đẹp ngôi nhà mình, vô hình trung, ngôi nhà hàng xóm được đẹp! Không gian chung trở lên dễ chịu, ai đi ngang qua cũng ngẩng đầu lên trầm trồ hỏi đây là hoa gì, lần đầu trong đời thấy, mà nó nở như một biển hoa! Chỉ hành động nhỏ đã tạo nên sự thay đổi lớn trong môi trường của cộng đồng xung quanh!

Nhiều khi chiêm nghiệm lại, mình thấy cuộc sống thực ra là một dòng chảy liên tục, rồi chúng ta sẽ bơi trên dòng sông mà chúng ta vứt rác, hay là rồi chúng ta sẽ hít thở không khí ở một hành tinh mà chúng ta đã không vứt rác thải bừa bãi, trồng thêm cây xanh! Khi ta làm điều gì đó, cả hành tinh và môi trường đều nhận lại tác động! Nào ai nghĩ rằng, chỉ vì một bài thơ hoa sữa của thi sĩ quá lãng mạn, và một bài báo tôn hoa sữa thành đặc sản của Thủ đô, mà giờ Hà Nội lạm phát cây sữa, phải chặt bỏ đốn hạ di dời để bảo vệ lá phổi của triệu dân? (Hóa ra tội của nhà văn nhà thơ nhà báo với môi trường không nhỏ, Ahihi!)

Nên ai nghĩ mình lạm dụng nước xả vải kém chất lượng, thì cá ở ao hồ sông biển nghẹt thở vì hóa chất tồn dư? Ai nghĩ được tới chuyện, mình ít dành thời gian cho gia đình, hay chọn đại một sản phẩm rẻ tiền đầy hương nhân tạo để lau sàn, thì rồi những cánh rừng bị xua đuổi, sự đa dạng của sinh vật trên hành tinh này bị tổn thương không thể cứu vãn?

Mỗi bức ảnh trong “Tương Lai Xanh” của Unilever không phải đơn giản như kiểu chị em trên mạng hay dọa nhau “làm thế là đang tạo nghiệp”, bởi cư dân mạng thì có thể duy tâm nhưng nhà quản trị doanh nghiệp thì không bao giờ tìm kiếm những thông điệp vô căn cứ! Mỗi nguy cơ trong từng bức ảnh đều tới từ những nghiên cứu khoa học có số liệu xác đáng, mỗi năm người Việt Nam tặng môi trường hơn 1 triệu 800 ngàn tấn rác thải nhựa, đa số trong đó là vỏ bao bì, các chế phẩm hóa chất tồn dư độc hại.

Và Unilever – công ty mẹ của nhiều thương hiệu gia đình như Omo, Sunlight, Lifebuoy, Comfort… vừa cam kết trong chiến dịch “Tương Lai Xanh” – Sạch nhà nhỏ, Xanh nhà chung là, đến 2030 loại bỏ hoàn toàn 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện môi trường khỏi các sản phẩm Chăm sóc Gia đình. Và thành phần công thức của các sản phẩm Chăm sóc Gia đình sẽ có khả năng phân hủy sinh học đến 100%! Các bao bì được sử dụng tái chế với tỉ lệ tuyệt đối 100%.

Lời cam kết này không dễ nói. Rất nhiều doanh nghiệp Việt sẽ tính nhẩm được rằng, ngay năm trước mắt, doanh nghiệp của họ thậm chí sẽ không có bất kỳ đồng lợi nhuận nào nếu theo đuổi chỉ một phần cam kết như trong chiến dịch “Tương Lai Xanh”!

Nhưng khi cuộc sống là một dòng chảy tuần hoàn, đây chính là cách chúng ta đối xử với chính mình! Hoặc với chính mình của tương lai đó!

#Tuonglaixanh #Sachnhanhoxanhnhachung #Unilever #UnileverChamSocGiaDinh

ĐIỀU MẸ MUỐN DẠY CON VỀ HAI CHỮ “GIA ĐÌNH”

Trong cuốn từ điển tiếng Việt, người ta hay gọi là từ điển Hoàng Phê ấy, nhóm các giáo sư của Viện Ngôn ngữ có giải thích chí lý và cấm cãi được về Gia Đình, thế này:

“Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”.

Sở dĩ nói là cấm cãi nổi, là bởi, cái định nghĩa này, nó được dịch nguyên văn và chính xác từ tài liệu xã hội học của nước ngoài, hay bất cứ thứ tiếng nào trên đời này! Phải là hôn nhân, phải có cha và có mẹ, có đẻ ra con!

Nhưng định nghĩa ấy từ một thế kỷ trước, liệu có công bằng với cuộc sống và tình yêu thương của con người hôm nay?

Khi con mình 6 tuổi, mình vẫn dạy con hiểu, một người độc thân cũng là gia đình một người!

Khi con mình 8 tuổi, mình dạy nó rằng, ông Lão Hạc và con chó Vàng chính là một gia đình!

Khi con 10 tuổi, mình nói người mẹ tàn tật đơn thân nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi ngoài xe rác chính là một gia đình!

Bây giờ con 12 tuổi mình giải thích thêm nữa, những cặp đôi đồng tính cũng là một gia đình, họ còn có thể nhận nuôi thêm một bé con – không phải do họ đẻ ra, không cùng dòng máu – nhưng vẫn là một gia đình!

Là bởi chúng ta yêu nhau, đến với nhau bằng tình yêu, sống với nhau giữa thương yêu, điều ấy mới tạo nên một gia đình! Những gia đình ấy vẫn đang miệt mài tìm kiếm hạnh phúc và sự công nhận giá trị của hạnh phúc mà họ theo đuổi!

Chúng ta không phù hợp với định nghĩa gia đình của Hoàng Phê, nhưng chúng ta vẫn sống đầy ắp yêu thương và đủ tư cách để tự công nhận là một gia đình! Có lẽ nên sửa lại từ điển tiếng Việt và những giáo điều trong sách giáo khoa?

Xem người mẹ ba chân trong “Đợi đến lúc an toàn 2”, sẽ thấy định kiến đầy rẫy và áp đặt, đã tàn tật sao chăm con được? Ủa chứ người tàn tật ko có quyền xây dựng gia đình, bị ngăn chặn quyền làm mẹ?

Rồi những cặp đôi đồng tính sống giữa xã hội định kiến đã mệt mỏi, lại còn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ con cái giữa vòng vây miệt thị, đứa trẻ làm gì có lỗi? Hay hai người bố ấy chỉ vì yêu nên tất nhiên bị tước đi quyền làm bố?

Thỉnh thoảng, khi chúng ta ái ngại, thương hại cho người khác, chính là lúc chúng ta âm thầm ngạo nghễ và miệt thị!

Chúng ta chất vấn về những gia đình không nằm trong từ điển Hoàng Phê, chẳng qua là chúng ta sợ hãi khi nhận ra bị chỉ mặt đặt tên những định kiến sâu cay trong não bộ của chúng ta.

Một não bộ vì quá ưu tiên an toàn, nên nhìn thấy bất cứ thứ gì không giống mình đều cảm thấy bị thách thức, mất đi sự an toàn cũng như khả năng điều khiển tình huống!

Định kiến xã hội về những gia đình trong “Đợi đến lúc an toàn 2” sẽ giống như những lớp sóng biển vỗ theo cùng một hướng: Lần đầu, chúng ta sẽ vô tình hay cố ý công kích sau lưng người trẻ ấy, cô gái đơn thân ấy, người khuyết tật ấy, người đồng tính ấy khi họ yêu nhau. Lần thứ hai, chúng ta sẽ vỗ mặt họ, khi họ bước vào hôn nhân, công khai, thậm chí đón đứa con. Lần thứ ba, là trở thành sóng thần muốn nhấn chìm luôn cả đứa trẻ vào cơn xúc xiểm thần thánh của đám đông không mất chân tay và lành lặn, ko đồng tính cũng ko ế, có đủ mọi thứ và còn muốn sở hữu thêm một cuốn từ điển Hoàng Phê đúng tới từng dấu phẩy!

Những gia đình được cấu tạo không giống bạn ấy mà, thực ra, họ cũng đang bảo ban con, nuôi dưỡng con, giữ an toàn cho con, tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả! Họ đáng được ngưỡng mộ hơn những hạnh phúc tất nhiên mà có!

Bởi họ phải đi một quãng đường rất xa mới tới được với hạnh phúc đó! Bạn đong đếm đi, ở trong “Đợi đến lúc an toàn 2” là bao dặm nhé! #Lifebuoy#Safety4All#AnToànChoTấtCả#Pride#ISEE

https://www.facebook.com/watch/?v=1099337770925751

Âm mưu TQ biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp!

Tôi nghĩ rằng việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời điểm hiện tại đã đạt được mục tiêu là đã tạo ra được cuộc chiến tranh truyền thông trên cả báo chí và mạng xã hội Trung Quốc, và gây ra chiến tranh tâm lý đe dọa vũ lực, áp lực vũ trang đối với Việt Nam. Hai cuộc chiến tranh đó được tiến hành song song với các hoạt động vũ trang quân sự của Trung Quốc đều đã được chuẩn bị kỹ càng. Trong đó, cuộc chiến truyền thông tại Trung Quốc đã được kế thừa từ các luận điệu sai lạc của chính phủ Trung Quốc suốt 35 năm nay, tuyên truyền cho người Trung Quốc tin rằng Việt Nam là kẻ vô ơn. Quân đội Việt Nam tráo trở. Chính phủ Việt Nam gây hấn trước. Trung Quốc buộc phải tự vệ v.v…

Trong những ngày này, truyền thông TQ vẫn tiếp tục luận điệu đó, khi cho rằng tàu Việt Nam đã 171 lần quấy nhiễu và đâm tàu TQ. Truyền thông TQ 35 năm qua đã nuôi dưỡng được cả một thế hệ trẻ và trung niên người TQ có thái độ diều hâu với Việt Nam.

Còn truyền thông Việt Nam chỉ nổi sóng mỗi khi có gió. Chúng ta quá hy vọng vào hòa bình, chúng ta quá tin vào những điều tốt đẹp, chúng ta quá trân trọng mỗi cử chỉ tử tế nhỏ. Và chúng ta chưa bao giờ mong muốn những thế hệ người Việt trở thành côn đồ với bất kỳ nước láng giềng nào. Vì thế, ở đâu đó có sự chủ quan trong truyền thông, khi cách đây gần 2 năm, đã có nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu Biển Đông cảnh báo về nguy cơ khi TQ kéo giàn khoan dầu vào thăm dò trong vùng Biển Đông. Giàn khoan sẽ là cớ để TQ kéo theo hàng chục (thực tế đã lên tới gần trăm) tàu các loại hộ vệ, và máy bay tuần tiễu thăm dò trên không. Và âm mưu giàn khoan dầu khổng lồ này sẽ biến một khu vực không tranh chấp thành khu vực tranh chấp…

Những nguy cơ đó đã từng được dự đoán trước. Chứ không phải bất thình lình một giàn khoan khổng lồ từ trên trời rơi xuống vùng sâu trên 80 hải lý vào trong Thềm lục địa và vùng Đặc khu kinh tế của Việt Nam (theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982). Tuy nhiên giữa lúc vẫn còn “sóng êm bể lặng”, lên tiếng cảnh báo gay gắt về một nguy cơ tới từ tương lai, lại không phải phong cách của báo chí Việt Nam.

Tôi biết chính phủ Việt Nam cũng đã dự đoán và có những phương án đối phó cụ thể với mọi tình huống xảy ra trên Biển Đông. Song truyền thông tới đông đảo người dân vẫn luôn là một điểm yếu của Việt Nam. Chuẩn bị tích cực và sớm nhất mọi thông tin và thái độ cho dân chúng từ trước các mối nguy cơ vẫn luôn là một lựa chọn tốt để người dân chủ động hơn, cũng chính là một cách phòng vệ tốt với mỗi tác động chiến tranh tâm lý thời hiện đại.

Xác ướp đàn bà mặc thời trang công sở

mimcuoimummyBạn đã từng xem phim “Xác ướp Ai Cập” chưa? Lần đầu tiên xem phim này (và cả những phim sau có hình ảnh xác ướp xuất hiện) tôi luôn băn khoăn tự hỏi:

Tại sao xác ướp không mặc váy? Hình như thế gian này chỉ tuồng một giống đàn ông đứng dậy khua khoắng dọa dẫm? Hay đàn bà không được ướp xác theo cách của đàn bà, tức là lồng xác ướp vào trong một cái váy? Bởi rõ ràng thời Ai Cập cổ đại, thế giới này đã xuất hiện thứ thời trang cuộn tròn một người đàn bà trong vải kia mà!

Tôi nhớ là từ hồi tôi bắt đầu… biết nhớ, tức là chừng bắt đầu đi học tới giờ, trong đầu tôi chỉ toàn dấu hỏi. Và có lẽ tôi sống được cho đến giờ, một phần lớn nhất, say sưa và mê mải nhất của đời mình, là tự đi tìm những câu trả lời cho những dấu hỏi miên man bất tận trong đầu mình. Tôi không phải là chuyên gia ướp xác, nhưng tôi vẫn có thể chắc chắn với bạn rằng, lồng xác ướp vào một cái váy đẹp cũng không làm thay đổi lịch sử nhân loại, cũng không khiến cho thế giới này trở nên tồi tệ hơn. Thế thì tại sao lại không?

Chúng ta thường nhìn thấy xác ướp được quấn băng trắng toát từ đầu tới chân. Nên chúng ta nếu chỉ nhìn thôi, không bao giờ biết bên trong những lớp băng trắng như thạch cao ấy thực sự chứa đựng cái gì! Chúng ta chỉ có thể đoán rằng, ngày xưa, những người được ướp xác, đàn ông thì rất quyền quý giàu sang, đàn bà thì rất đẹp đẽ quyền lực. Mọi ước đoán đó chỉ là ước lệ và tương đối, bởi ngay cả nhà cổ sử hay chuyên gia khảo cổ cũng không thể đưa ra đáp án cuối cùng chính xác 100% rằng, bên trong cái “xác ướp” đó thực sự là ai?

Tôi thường đi dọc những con phố giờ tan tầm với cảm giác bùi ngùi, đường đông, xe lắm, người nhiều, mọi công sở luôn đổ ra đường những con người ưu tú nhất của nó. Và dù chúng ta là ai, cuối ngày chúng ta cũng phải rời công sở về nhà, trừ phi chúng ta làm nghề bảo vệ  ban đêm, ta ngủ đêm tại một công sở.

Tôi đã tự cho phép mình về hưu từ tuổi 37. Nên giờ tan tầm là một cảm giác lạ lùng, ta sẽ thảnh thơi chạy xe giữa một rừng thời trang công sở. Những đám tắc đường là một cuộc trình diễn thời trang công sở, mà ở đó, ngay cả một anh lái taxi hay đi chở bếp gas cũng có đồng phục! Và cứ đi dọc phố, thứ đập vào mắt nhiều nhất cũng vẫn là những cửa hàng thời trang công sở. Có người nói, kinh tế càng đi xuống, các cửa hàng bán thời trang công sở và son môi càng ăn nên làm ra. Bởi ta có thể bóp mồm bóp miệng, giảm bữa ăn, mặc lại đồ lót cũ, gội đầu bằng nước lã. Mọi khoản chi tiêu đều cắt, riêng khoản tiền chi ra mua son môi và thời trang công sở vẫn phải giữ nguyên, bởi đó là cái đầu tiên đập vào mắt đối tác và đồng nghiệp, cũng là thứ đầu tiên người ta nhìn thấy ở người đối diện.

Thứ ám ảnh tôi là những chiếc váy thời trang công sở. Cứ thời trang công sở là phải váy ấy, áo ấy, đôi giầy kiểu ấy, màu sắc ấy. Không gì xấu hơn là những trưa nắng, phụ nữ túa ra từng đám từ các cao ốc và vừa diện thời trang công sở vừa xách túi ni-lông lắm màu, hoặc vừa đi vừa nhìn chung quanh vừa xỉa răng. Tất nhiên đó chỉ là cảm nhận cá nhân của một người đã về hưu từ năm 37 tuổi.

Tốt nghiệp THPT, nếu thi trượt đại học, ta luôn đau khổ, cảm xúc thực tế là, nếu ta chui được vào trường đại học, giấu được mình vào đám đông sinh viên, rõ ràng ta yên tâm hơn hẳn về tương lai. (Dù thực chất sau này ra trường, chúng ta nhận ra, cảm xúc ấy thật vô căn cứ! Đại học hay không đại học cũng vẫn chạy vạy xin việc như ai!).

Tốt nghiệp đại học, xin mãi chưa có việc làm ổn định, ta nhìn thấy những bạn cùng lớp đã mặc bộ đồng phục công ty đi ra đi vào cao ốc, chúng ta sốt ruột chứ. Lúc ấy, thời trang công sở là biểu tượng của một giấc mơ kẻ thất nghiệp. (Thực ra, đến lúc được khoác thứ đó lên người, cảm xúc của bạn sẽ trôi ngược 180 độ: Chỉ muốn cởi ra cho đỡ gò bó!)

Khi đã khoác lên người bộ đồng phục của một tập đoàn, một ngân hàng, thậm chí bộ trang phục đó còn quy định rõ giày phải màu đen, cà-vạt phải màu xanh v.v…, lúc ấy chúng ta thèm muốn những thứ thời thượng hơn, những trang phục công sở không phải loại đồng phục may sẵn, ta thèm đính lên cổ áo một cái tên của nhà thiết kế nào đó.

Hành trình ấy giống như sự “lên đời” của cây son môi trong ví bạn. Thời đi học, là kem nẻ có màu hồng. Mới tốt nghiệp, là cây son được tặng. Đã đi làm, là cây son có mức giá và nhãn hiệu trung bình. Rồi dần dà, cây son là hàng hiệu, kèm theo dưỡng da, chống nắng, kem vùng mắt, sữa dưỡng thể, và nước hoa, ngày càng đắt tiền hơn.

Rốt cuộc, những điều ấy thực sự có ý nghĩa gì với một người phụ nữ? Chúng ta ngày càng giống đám đông hơn, chúng ta ngày càng yên tâm về bản thân hơn, chúng ta ngày càng lạm dụng cảm giác an toàn trong không gian chung, nghĩa là càng tiết chế những không gian cá nhân hơn.

Tôi thích đi “đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ”. Tôi thích vì nó giống với bản chất và thói quen của tôi, chứ không phải vì Bác Hồ đã từng xỏ chân vào nó! Khốn nỗi, đã gần mười lần tôi bị nhắc nhở vì điều đó. Nhẹ thì thắc mắc, nặng nề thì bảo, sao không mua lấy đôi dép tử tế mà đi!

Tôi có cô bạn gái, cô ấy đến công sở mới bằng chiếc xe đạp. Bức thư đầu tiên mà sếp gửi vào hòm mail cho nhân viên mới là: “Không ngờ em khó khăn thế. Công ty sẽ tạm ứng lương cho em, để em mua xe máy!”. Càng khác biệt với đám đông, chúng ta càng có vẻ thiếu an toàn. Đó là lý do vì sao thời trang công sở ăn nên làm ra, vì họ không bán quần áo, họ bán cảm giác chuyên nghiệp và nghiêm túc. Và tất nhiên, an toàn, cho cả bạn lẫn người tuyển dụng bạn!

Son phấn che lớp đầu tiên trên da, chúng ta tin rằng, không trang điểm đúng mức là thiếu tôn trọng người khác. Tự bạn quấn lớp băng đầu tiên lên mình theo cách người ta ướp xác.

Có thể người trả lương cho bạn yêu cầu bạn quấn lớp băng tiếp theo, bằng thời trang công sở, bằng một cái danh thiếp theo đúng quy định, bằng vô số những quy tắc triệt tiêu cái tôi lạc loài trong đám đông.

Chúng ta chan hòa với đồng nghiệp dù biết chắc trong số đó có những người ta ghét cay đắng, những người ta chẳng muốn đứng trò chuyện lâu, những người ta rất thờ ơ với họ. Chính chỉ số EQ của bạn, một trong những tố chất khiến bạn có thể thăng tiến hay không, lại là một áp lực khiến bạn tự che giấu bản thân mình nhiều hơn.

Đã có sáng nào tỉnh dậy, bạn nhìn thấy trong gương là người phụ nữ mà xã hội mong muốn chứ không phải là người phụ nữ mà bạn mong muốn được là? Thế nhưng bạn vẫn tiếp tục cầm thỏi son lên và tô, cho kịp giờ đi làm?

Bởi bạn biết rõ rằng, cho dù chúng ta thật tài giỏi, chúng ta cũng bị chặn lại ngoài phòng họp chỉ bởi cái bề ngoài luộm thuộm? Cho dù chúng ta chat rất ăn ý và cực kỳ tâm đầu ý hợp với một nick trên mạng, thậm chí đã yêu một người trên mạng, thì khi gặp gỡ, ấn tượng đầu tiên và vẻ bề ngoài vẫn quyết định chúng ta có thực sự yêu nhau hay không! Một khi thế giới chúng ta đang sống là cái thế giới để cho bề ngoài quyết định tất cả, thì chúng ta vẫn phải bó mình cho kín như một cái xác ướp trước khi mặc lên bộ thời trang công sở, để mặc xã hội này có nhìn thấy cái gì từ chúng ta hay không!

Bi kịch của thế giới này là, nếu bạn là siêu nhân, bạn vẫn phải mặc bộ quần áo siêu nhân Super Man thì mới được xã hội đối xử như siêu nhân. Còn bạn mặc quần thủng đít thì bạn chỉ được đối xử như một thằng mặc quần thủng đít.

Còn bi kịch của cả đàn bà lẫn đàn ông lại là: Những người mặc thời trang công sở vẫn bị sa thải như thường, cho dù mặc đẹp!

Và bi kịch của một số phụ nữ thì là: Có thể bề ngoài sẽ quyết định chúng ta có yêu nhau hay không, nhưng những gì ở bên trong mới quyết định, chúng ta yêu nhau liệu sẽ được bao lâu!

Trang Hạ

Tín niệm và lòng lành

_DSC4421okMột bữa tối trời, mình thấy buồn. Thấy buồn buồn. Để chữ buồn không lặp lại lần thứ 3, sáng sau mờ sương mình kéo va-li ra ngoài đường để kêu taxi ra phi trường bay về Việt Nam. Hồi đó mình còn khệnh, thích ra thì ra mà thích vào thì vào, mà lúc nào kêu thì máy bay luôn có chỗ chờ mình ngồi.

Xong, vừa đứng trước cửa nhà chưa kịp gọi điện thoại, thì một chiếc taxi hiện ra vàng khè y như một cục vàng vàng trôi trong sương sớm. Mình thấy trên xe có 2 thằng đầu trọc, áo gi-lê hở tay trần, đầu đinh, xăm trổ đầy mình. Bọn nó trợn mắt nhìn mình, quên cả mở cửa xe, vì không hiểu sao bốn giờ sáng, ở chân núi, có một đứa chả biết là con hay thằng đứng đấy. Còn mình cũng hơi chợn, mình nghĩ, đằng nào cũng vậy, cứ lên xe, đời mình gặp đâu ít người mặt tưởng có học, danh thiếp thì chuyên gia nọ kia của xã hội, mà đối xử với mình ác độc vô song. Mà đến giờ mình còn sống sót, thế thì cứ lên xe.

Mình cứ tự mở cửa xe taxi, nhấc vali bé tí vào, ra lệnh: Cho tôi ra sân bay Chiang – Kai – Shek!

Vừa nghe thấy câu nói ấy, 2 thằng kia la hét choáng váng, chúng nhảy nhổm lên trên ghế lái và ghế phụ, vừa hét vừa cười sằng sặc như ngáo đá. Chúng đập tay vào nhau, đấm tay nhau, quay nhìn mình rồi lại nhìn nhau cười ha hả như bị rồ. Một thằng ngoáy mông trên ghế, lắc lư theo tiếng nhạc dồn dập, còn thằng lái xe quay lại hỏi mình cho chắc ăn: Mày đi ra sân bay Chiang-Kai-Shek, đúng không? Lạy trời lạy Phật, có đúng mày đi ra sân bay không?

Mình bối rối không hiểu điều gì đã xảy ra, mình bảo vâng, ra ga tiễn quốc tế, chỗ có quầy China Airlines, nhưng có vấn đề gì? Thằng lái xe vừa cho xe lên đường vừa cười ngoác tận mang tai: Ôi ông Thần này linh thiêng quá, đúng là Trời Phật đã phái mày đến đây, chúng ta phát tài rồi, ôi sao linh thiêng thế, vừa cầu xin thì đã thấy mày xuất hiện! Thế thì chúng ta phát tài thật đây này!

Ô tô đi xuyên qua sương núi, mình không bao giờ quên được những vầng sương sớm mùa hạ dầy đặc như mây, nhưng trong lòng mình lo lắng, không biết cái taxi này thì sẽ đưa mình đến chốn nào đây?

Mình thận trọng hỏi: Vì sao chúng mày thấy tao lại mừng thế? Có chuyện gì xảy ra à?

Thằng lái xe hỏi sẵn: Thế mày không nhìn thấy tao tắt đèn đón khách à, xe tao cũng đang có người, sao mày vẫn vẫy xe tao?

Mình ú ớ: Hơ, tối quá có nhìn thấy cái gì đâu, may có chiếc taxi xuất hiện đúng lúc thì vẫy ngay chứ không hề nhìn thấy là xe báo đèn không đón khách!

Thằng lái xe giới thiệu: Tao là… làm nghề lái taxi (tất nhiên!). Còn thằng này là bạn học cấp 2 với tao ngày xưa, đang thất nghiệp. Dạo này làm ăn khó khăn quá, có lẽ ngạt thở mất. Thành ra đêm nay hai đứa gặp nhau, ngồi than thở một hồi, quyết định lên núi cúng Thần Tài, bọn tao chạy xe suốt từ Đào Viên lên đây đã quá nửa đêm, cúng lễ rồi ăn uống loanh quanh một lúc rồi đi về, xuống núi thì gặp mày. Bọn tao hôm nay đi chơi mà cũng kiếm được tiền thế này, thì từ mai đi làm hẳn là phát tài, đúng là ông Thần linh thật, vừa cầu xin khỏi miệng xong thì linh hiển tức thì! Mày lại về đúng Đào Viên nữa chứ. Coi như bọn tao đi chơi rồi về thôi mà cũng có ngay lộc. Vạn năm có một lần tình cờ thế này!

Đài Loan quy định nghiêm ngặt là taxi thành phố này không được sang thành phố khác đón khách. Nếu phát hiện tranh khách như thế, sẽ phạt sạt nghiệp (Mà ở ĐL mình chưa thấy ai trốn được phạt, có người sơn hẳn biển xe phản quang để chống chụp biển số mà vẫn bị phạt). Vì thế, taxi Đào Viên như thằng này đi ở Đài Bắc chỉ cần bật đèn đón khách là bị phạt ngay tức thì. Thế mà, nó mới vừa cầu Thần tài xong xuống núi, đã vớ bẫm ngay mình, kiếm ngay hơn ngàn tệ tiền taxi đường dài. Có thể cả đời nó chả gặp sự tình cờ này lần thứ 2.

Mình hiểu ra, mình bảo, ừ tao cũng nghe bọn bạn ĐL đồn là ông Thần Tài trên núi này là linh thiêng nhất Đài Loan, nhưng phải đi cúng ông ấy vào đúng 12 giờ đêm cơ, bọn mày đi lúc nãy là muộn quá rồi.

Mình không duy tâm như bọn này, mình có đi lễ cũng đã bao giờ cầu xin tiền bạc? Thế là quả báo liền: Khi xuống xe taxi, mình đã phải trả phí đắt mất… 10 tệ (vì giá mở cửa xe của taxi Đào Viên đắt nhất Đài Loan, luôn đắt hơn nơi khác 10 tệ!). Kể ra mình mà có đầu óc kinh tế, hoặc mình đừng ỉ lại “gần chùa gọi Bụt bằng anh” mà chịu đi lễ chùa 1 lần, chắc có khi sáng đó đã phát hiện ra chênh lệch này, và đòi lại 10 tệ, hi hi.

Nhưng mình đã suy nghĩ mãi về niềm vui sướng của hai chàng thanh niên kia suốt quãng đường bay về VN:

– Mình đi bất cứ xe nào, mình cũng vẫn trả từng đó tiền để tới đích.

– Mình trả cho ai cũng được, mình đi xe taxi cổ lỗ hay đời mới đều chẳng khác gì nhau, xe Đài Bắc hay xe Đào Viên cũng thế.

=> Nghĩa là, đối với mình, đồng tiền tiêu ra và lợi ích được nhận không mấy khác nhau. Mình coi đó là sự thường tình!

Thế nhưng, với hai chàng thanh niên kia, đó là niềm vui, đó là sứ giả may mắn, đó là TÍN NIỆM đã trở thành sự thật, đó là ở hiền gặp lành, đó là hy vọng, đó là cơ hội tốt đối với họ.

Và mình không nghĩ về việc họ mê tín, còn mình lúc đó coi khinh mọi thứ duy tâm dị đoan. Mà mình nghĩ về TÍN NIỆM và LÒNG LÀNH.

Nó đâu hề xa lạ. Kể cả chúng ta không hề theo tôn giáo nào, thì chúng ta cũng vẫn tin tưởng ở một thứ tôn giáo là lòng tốt và sự phải đạo ở đời.

Kể cả chúng ta không có vẻ thân thiện, không có vẻ dễ tính bao dung, không làm gì để tỏ cái lòng tốt ra, thì cũng không có nghĩa chúng ta là người ác. Chúng ta vẫn có đức tin và lòng tốt, chỉ là nó chưa bộc lộ ra theo cách mà đám đông nhìn thấy và chứng nhận.

Nói thật đơn giản dễ hiểu: Nếu bạn quyết định đằng nào cũng mua chiếc áo đấy, thì để buổi sáng vào mua mở hàng cho shop, chủ shop sẽ rất vui vẻ vì người mở hàng cho họ không đắn đo mặc cả, dễ tính và sòng phẳng, làm họ vui sướng vì hy vọng cả một ngày kinh doanh hanh thông (hoặc cả tháng, nếu sáng đó mùng Một). Mình không hề duy tâm, nhưng bởi vì người khác duy tâm, nên vì sao, không tặng cho họ cái thứ niềm vui và tin tưởng mà họ mong mỏi nhận được?

Mình bắt gặp cụm từ “Chúa Lòng Lành” ở đây đó, nhưng mình tin lòng lành nó lại chỉ nằm ở trong nhân gian thôi. Bởi vì chúng ta đang sống, chúng ta để cho nó trở thành hành động. Ta làm điều gì đó mà ta nghĩ tới người khác, quan trọng hơn, theo cách người khác ấy cảm nhận, chứ không phải cách ta cảm nhận, thì đó chính là lòng ta lành.

Sau này, hơn mười cuốn sách mới nhất của mình xuất bản trong 7 năm nay đều được trao cho những công ty sách mới mở, bé tí, thậm chí nếu không vì đọc sách Trang Hạ, thì có độc giả cho biết, cả đời họ chả biết công ty sách ấy là ai, chẳng bao giờ mua sách của công ty sách ấy.

Mọi người viết đều hy vọng trao bản thảo cho công ty sách có tên tuổi. Còn mình từ chối gần như tất cả những công ty sách lớn chỉ vì nghĩ:

Cũng cuốn sách ấy, mình đã có độc giả và thị trường, nên thay bằng việc mình góp phần làm giàu công ty sách lớn, thì ta trao cho những công ty sách mới mở những cơ hội. Đó là cái cách mình xây dựng cho họ TÍN NIỆM, và mình tự trình bày LÒNG LÀNH. Mình nghĩ điều đó tốt cho xã hội.

Dù tốt cụ thể thế nào, thì mình không biết. Và những người hợp tác, họ càng chẳng nhận biết.

Vì đôi khi chúng ta cứ sống mà chẳng suy nghĩ gì nhiều.

Bác tôi

Năm bác tôi mười hai tuổi, nhà tôi có người bị chôn sống.

Đó là ông Hai Vin. Ông thất bại trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Lính Pháp vẫn dã man như trong mọi cuộc đàn áp.

Khi đó dù danh tiếng còn lưu lại của cụ tôi đã đậu Hoàng Giáp Tiến Sĩ 1886 thời Tự Đức cũng không cứu được con trai mình. Cụ tôi từ quan ở ẩn mất trước đó đã lâu, cả cụ ông cụ bà đều quy về cửa Phật. Với một gia đình được “đóng dấu” là có dòng máu nổi loạn như nhà tôi thì chùa chiền có khi là chốn tựa lành nhất, cuối đời.

Ông bà nội tôi sống đời thanh bạch. Ông làm quan ở Thái Bình, nên bố tôi không phải quê Thái Bình vẫn thành bạn nối khố từ thuở ba bốn với tướng Trần Độ.

Dòng họ tôi có một lời nguyền kéo dài năm đời, chỉ giáng vào những người tài giỏi khí phách nhất họ. Đã ba thế kỷ nay, mỗi đời đều có một người đang ở đỉnh cao quyền lực và tài năng, sẽ bỗng nhiên từ quan ở ẩn, ngao du sơn thuỷ, du lịch đó đây chẳng màng lợi danh.

Bà cụ nội tôi phiền muộn, còn quá trẻ đã xuống tóc vào chùa xin bình an cho cả họ. Vẫn không ngăn được đời thứ hai, là ông nội tôi, ngao du khắp lục tỉnh, khắp Nam Kỳ, sang tận Miên, Lào.

Một ngày, cụ bà thấy một phó mộc lăm lăm tay đục tay cưa vấn khăn đầu rìu vào chùa mình. Thì ra thằng cháu đích tôn của cụ, tức là bác tôi.

Dở khăn ra, người ngời ngời, cao 1m75, nặng 70 kg, cười răng trắng. Cụ than, con ơi, cho con ăn học lên sinh viên Luật, giờ sao ra nông nỗi này.

Bác tôi nói, con dẫn đầu đoàn Thanh niên sinh viên Hà Nội tham gia mít tinh ở Đấu Xảo hôm 1/5 (1938), lại vừa được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh Niên Dân Chủ. Nên giặc Pháp đuổi con khỏi trường Luật. Con đang trên đường công tác.

Đấy là lần cuối cùng bác tôi gặp cụ. Chùa ở Kiến An sau thành cơ sở cách mạng. Cụ lại mất sau cháu, không rõ những năm cuối đời của cụ trong chùa có an bình nổi không.

Rời trường Luật, bác tôi về mở Hiệu sách Đồng Xuân ở 26 phố Đồng Xuân, thành nơi đầu tiên phát hành sách báo của Đảng Cộng Sản VN. Bác lấy bút danh Hán Mai cùng các ông Trần Huy Liệu, Đào Duy Kỳ… viết những bài chính luận đăng trên các báo Mặt trận dân chủ thời kỳ đó để đề cao quan điểm của Đảng cộng sản.

Khi Liên Xô ký hiệp ước hoà hoãn với Hít-le, bác tôi trở thành nạn nhân đầu tiên trong đợt khủng bố vu cáo “Cộng sản bắt tay với Phát-xít”. Trong tù Hoả Lò gần một năm, bác viết một bức thư tạm biệt bà nội tôi.

Bà tôi không biết cậu con trai đầu lòng đã thắt ống dẫn tinh, triệt sản từ năm 19 tuổi với lý do, tuy kết hôn với một con gái địa chủ để lấy vỏ bọc hoạt động cách mạng, nhưng không muốn con cái vướng bận vào con đường hoạt động cách mạng sau này.

Chỉ có bố tôi biết anh mình đã triệt sản. Hồi còn nhỏ, anh em thân nhau như bạn bè.

Một lý do nữa, bác tôi muốn lặng lẽ khẳng định tình yêu duy nhất với cô Ái Mai, hoa khôi Hội Thương năm ấy ở Bắc Giang (em ruột nữ thi sĩ Anh Thơ).

Tôi vẫn chưa hình dung nổi lý tưởng cách mạng nào có thể lớn tới mức khiến một người hy sinh cả cuộc sống và tình yêu, cả của mình, cả của cuộc đời những người quanh mình.

Vương Kiều Ái Mai đau đớn, cuối cùng quyết định đi làm vợ một người đàn ông năm mươi, goá vợ, năm con, nghèo. Cách lãng quên tình yêu này thật đáng sợ và quá xót xa. Cho đến tận bây giờ đã là thế kỷ 21, mỗi năm ngày 29 Tết, bà vẫn châm nén hương lên bàn thờ để thắp vọng mối tình đầu.

Nhờ luật sư Trần Văn Chương (bố Trần Lệ Xuân-đệ nhất phu nhân sau này) giúp đỡ, bác tôi trắng án, ra tù. Gia đình tôi vẫn luôn nhắc tới ơn bào chữa miễn phí của luật sư Trần Văn Chương.

Bởi trong hoàn cảnh đó, bà nội tôi đi khắp các nhà quen, ai cũng sợ sệt liên luỵ cộng sản. Bố tôi và các chú bị đuổi khỏi nhà trọ, không ai dám chứa. Ai cũng sợ dây vào! Hồi đó Trần Văn Chương là luật sư nổi tiếng và uy tín nhất Hà Nội.

1941, sau Hội nghị các tỉnh Đông Bắc, bác tôi bị bắt lần nữa, khi đó bác đã là Uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ. Sau những cực hình tra tấn, dụ dỗ mua chuộc, bác tôi quyết định tuyệt thực, im lặng giữ những bí mật công tác về người đồng đội “bác D” cùng Xứ uỷ, người mà 50 năm sau khi bác tôi mất, đã quay lại thăm mộ người đồng đội mãi mãi dừng lại ở những năm 1941. Khi đó “bác D” đã trở thành Phó Tổng Tham Mưu Trưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bà nội tôi kể, địch cho bà nội vào làm “tâm lý chiến”, bà tôi thấy bác da bọc xương, đầy thương tích, ruồi nhặng đua nhau rúc vào các vết thương, mắt mũi tai hút máu mủ, rách nát trong manh quần đùi, bụng lép vào xương, bà nội tôi khóc oà lên.

Bà nội tôi hỏi, sao con lại nói ngọng?

Vì hai hôm trước con đã cắn lưỡi lấy máu vết các khẩu hiệu lên tường nhà tù “Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm”.

Bà nội tôi kêu lên, con ơi con.

Bác tôi nói, mẹ cứ tin là rồi đây, cờ đỏ sẽ mọc lên khắp cả nước.

Sau 47 ngày tuyệt thực, bác tôi kiệt sức chết.

Bà nội tôi chạy đến trước cổng trụ sở mật thám Pháp ở Hải Dương, đấm tay vào cửa rầm rầm, trả xác con tôi cho tôi, người đã chết rồi, chúng mày giữ làm gì.

Nước mắt bà nội tôi ướt đẫm vạt áo mới để mặc vào thăm tù.

Về sau này, nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cho biết, khi nghe tin Hồng Quang chết, nhạc sĩ đang bị giam ở nhà tù Sơn La, cảm xúc hào hùng xót thương trước sự hy sinh này đã trở thành một trong những cảm xúc để sau này ông viết nên bản nhạc “Chiêu hồn Tử Sĩ”.

Bao năm nay mỗi lần nghe thấy giai điệu “Chiêu hồn tử sĩ”, cho dù ở bất cứ đâu, tôi chỉ thấy nhớ bác tôi. Một người cao lớn và tài hoa, chết năm 23 tuổi.

Thật tiếc, sau này những đồng chí một thời của bác tôi đã từng họp lại phê phán, cho rằng bác tôi chết là vì… cắn lưỡi chứ không phải vì tuyệt thực, mà cắn lưỡi để chết cho nhanh, tức là trốn đòn roi nhục hình, là hèn nhát, tức là không chịu giữ gìn thân thể để sống tiếp mà phục vụ cách mạng. Họ gạch tên bác tôi ra khỏi một đường phố ở Hà Nội (giờ đã đổi tên phố Hồng Quang thành tên phố Hoè Nhai). Rất tiếc trong Hồi ký của Đỗ Nhuận cũng đã ghi lại theo “dư luận” đó, chứ không theo sự thật.

Bố tôi kể, năm 1941 một chiếc xe ngựa chở quan tài, có vỏn vẹn một vòng hoa trắng sơ sài đi từ nhà tù Hải Dương ra, theo sau là một bà già và hai cô con gái. Con ngựa cúi đầu kéo cỗ xe đi qua nhiều phố ở thị xã Hải Dương, dân chúng sợ không dám ra xem. Họ chỉ dám đứng dòm ra từ sau mành cửa đám tang của một nhân vật Xứ uỷ Bắc Kỳ.

Lá thư tạm biệt mẹ của bác tôi, rất lâu sau này, bà nội tôi mới nhận được.

Không hiểu vì sao người vợ hôn thú của bác tôi chưa một lần nào hiện diện trong đời sống gia tộc tôi. Bà vợ con nhà địa chủ, dù cũng yêu nước nhưng cho đến lúc chết cũng chưa bao giờ xuất hiện trong gia đình tôi. Chúng tôi chỉ nhắc đến mối tình đầu của bác tôi, ruột thịt yêu thương bà già chưa bao giờ ruột thịt nhưng còn hơn cả ruột thịt Vương Kiều Ái Mai. Có lẽ mối tình đầu sâu đậm không chỉ vì tình yêu, còn vì nghĩa nặng ơn sâu những lúc khó khăn tù đày, bà nhờ chồng kiếm luật sư giúp người yêu cũ, những khi oan ức những ngày vẻ vang.

Tôi không biết bà Ái Mai đã bao giờ đặt chân đến Đài tưởng niệm bác tôi chưa, đã đến xã Hồng Quang chưa, đã đi trên đại lộ Hồng Quang chưa, đã bước chân vào trường Trung học mang tên Hồng Quang chưa. Tôi chỉ biết đã có những nén hương những hôm 29 Tết.

Chỉ còn lại những nén hương ấy, cùng những dòng thơ của bạn tù Hải Dương viếng sự hy sinh của bác khi ấy, là còn chung thuỷ với linh hồn bác tôi:

“Chết đi nhắc nhủ bao lòng

Đem son sắt ấy nhuộm hồng giang san”

(Trích “Đàn ông không đọc Trang Hạ” – tản văn Trang Hạ, NXB Văn Học 2012)

P/S: Hiện nay bác Hồng Quang đã được đặt tên cho 1 đường phố tại quận Hoàng Mai – Hà Nội, 1 xã ở Ứng Hòa- Hà Tây, 1 đại lộ ở Hải Dương, 1 trường THPT ở Hải Dương, 1 xã ở huyện Thanh Miện – Hải Dương, 1 trường THCS ở Hải Dương và dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ Hồng Quang cùng tượng tưởng niệm ở nhiều nơi.

Trang Ha 06-2013 ảnh Na Sơn

Mẹ cũng cần được yêu như con!

Vào những lúc bận rộn việc nhà, tôi thường nghĩ đến những chuyến đi xa. Còn những lúc cơm đường cháo chợ, tôi thường rất thèm muốn được quay về nhà để thay áo cho con, nấu cơm và những món ăn thú vị cho lũ trẻ. Không hiểu vì sao, tôi thường không ở yên đâu quá một năm. Tôi thường tự nghĩ ra những lý do để bản thân mình đi hoặc về, thích cái này hoặc sợ hãi cái kia.

 

Tôi tin người phụ nữ nào cũng thế, luôn bị giằng co bởi khao khát điều mới mẻ trong chính tâm hồn mình và thèm muốn sự yên ổn phía sau cánh cửa ngôi nhà. Muốn được chăm sóc gia đình yêu thương hết mình, những cũng rất thèm muốn được người thân quan tâm chăm sóc trở lại như thế.

Mấy năm gần đây, mùa đông nào tôi cũng được con gái đan tặng một chiếc khăn len mới tinh. Từ hồi con gái tôi chín tuổi, nó học đan len và tỉ mỉ ngồi đan. Rồi mỗi năm, chiếc khăn nó đan cho mẹ đều đẹp hơn mùa đông năm trước. Mỗi lần tôi khoe với bạn bè người quen rằng, tôi đòi con gái đan tặng khăn len, mọi người đều rất ngạc nhiên và hỏi: Thế sao mẹ không đan khăn cho con, mà lại bắt con phải đan khăn cho mẹ, khổ thân nó ra?

Tôi trả lời, vì tớ hoàn toàn không hề biết đan len! Và quan trọng hơn, tớ có quyền yêu cầu con tớ yêu tớ, theo cách tớ thích! Bởi vì tớ đã chăm sóc nó và yêu nó bằng rất nhiều cách khác, không nhất thiết phải là đan một cái khăn “lại quả” cho nó, chỉ để được người khác khen ngợi tán tụng là mẹ yêu con quá!

Nếu mọi người biết, vào tuổi lên bảy, bố mẹ phải mua quà sáng dỗ con trước cổng trường Tiểu học, mẹ phải dậy sớm rửa mặt cho con, nấu mì cho con ăn, thì con gái tôi đã biết buổi sáng cùng bố luân phiên đi mua bánh mì pa-tê về cho mẹ ăn sáng, thì hẳn họ sẽ nói tôi ích kỷ và lười biếng nhường nào.

Nhưng, hình như cái hình ảnh bà mẹ già (bà má) nghèo khổ, hết lòng hi sinh vì con, nhịn ăn nhịn mặc cho con, rồi hình ảnh bà mẹ trẻ dành hết của ngon vật lạ cho con, sao cho con không thua kém bạn bè… đã trở thành một mẫu mực của người mẹ. Đến nỗi, mẹ chăm sóc con là chuyện tất nhiên, mẹ đòi con chăm sóc là chuyện lạ.

Hoặc nói một cách khác, xã hội chỉ cho phép mẹ chồng đòi hỏi, mẹ già bệnh đòi hỏi. Còn chưa lên chức mẹ chồng, chưa già, chưa bệnh tật, còn trẻ như tôi, đòi con chăm sóc những thứ nhỏ nhặt trong khả năng của nó cũng thật là… tội nghiệp cho nó!

(Thật may, ông xã tôi không nghĩ thế! Ông ấy sống rất tự nhiên và bình thản, không quan tâm mấy tới những khái niệm!)

Nhưng, biết nói như thế nào về đúng và sai? Một khi mà có vô số thứ, hôm nay đúng còn ngày mai đã hoàn toàn mất đi giá trị với thời gian?

Chủ nhật tuần trước tôi giao lưu với độc giả Hà Nội ở Pico Plaza, tôi ấn tượng nhất một độc giả nữ dắt đứa con đầu lòng một tuổi rưỡi đến, tất nhiên mẹ là độc giả của Trang Hạ, còn con thì là tín đồ của bóng bay. Vì thế, khi  độc giả ấy mấy lần muốn tham gia gắp thăm, giao lưu nhưng con… đòi quậy. Tôi phải nói với ban tổ chức lưu ý chăm sóc người phụ nữ trẻ. Vì thế, phần quà thứ ba của Trang Hạ dành cho độc giả, rất nhiều cánh tay giơ lên nhưng mic đã được chuyển cho độc giả nữ ấy. Quà chỉ là một bình nước cao cấp, nhưng các bạn dưới sân khấu đều rất thích. Hai mẹ con vui vẻ cầm bình nước và bóng bay đi về!

Tôi nghĩ mãi về hình ảnh ấy. Thường những người mẹ sẽ hi sinh rất nhiều cho con, dễ thấy nhất là vòng eo to ra, ngực chảy xuống, xương sống cong, cúi sẽ đau lưng, bận bịu đón con ở nhà trẻ, cáu gắt quát nạt khi con quấy, thì thầm gọi điện cho bạn gái kể về tính xấu của ông xã, cảm thấy thương bà ngoại hơn bao giờ hết kể từ khi cất bước đi lấy chồng…

Nhưng cũng có những sự hi sinh cho con không để lại dấu vết. Như mẹ lùi lại một bước giữa đám đông chen lấn, như sẵn sàng ôm con đứng ra bên lề một cuộc vui, dù mẹ đã cố gắng thu xếp để làm sao đến được cuộc vui đó, như hôm đó, ở dưới sân khấu…

Nếu lên lịch thời gian một ngày của một người mẹ, chắc chắn sẽ thấy, phần lớn là để kiếm tiền (tiền nuôi con quan trọng hơn nuôi mình), chăm sóc gia đình (chăm sóc con trước và thời gian nếu còn lại mới chăm sóc mình), nghỉ ngơi (thường là vào sau khi con đã ngủ). Có gì sai không? Yêu thương thì có bao giờ sai! Nhưng có gì phải nuối tiếc không? Có, nuối tiếc một ngày không thể có nhiều hơn 24 giờ. Đa số chúng ta không thể như cái màn hình máy tính bảng tôi đang cầm trên tay, chia đôi ra vừa làm việc kiếm tiền nửa bên này, vừa giải trí phim ảnh nhạc nhẽo nửa kia. Chúng ta luôn có những trách nhiệm khiến mệt mỏi, những dự định chưa kịp làm, sách đọc dở chưa xong, quần áo lỗi mùa chưa kịp cất, căn phòng chưa dọn, e-mail chưa trả lời, những hẹn gặp bị đến muộn…

Giá như những người phụ nữ nghĩ rằng, thực ra mình không cần phải làm mẹ suốt 24 tiếng! Mình có thể vào một giờ nhất định trong ngày, tuyên bố, mẹ đã hết giờ làm mẹ, bây giờ cho mẹ nghỉ ngơi một tiếng đồng hồ, các con và bố tự thu xếp để… chăm sóc lại mẹ! Vì mẹ cũng cần được yêu như mẹ yêu, và cũng cần giờ giải lao giữa 24 tiếng làm mẹ chứ! Nếu ta không thể chia đôi nửa người làm việc, nửa người nghỉ ngơi, thì ta có thể thu xếp để chia lại thời gian lần lượt trong ngày.

Thay bằng đến mùa đông ngồi đan khăn len, hãy dạy con đan. Thay bằng ép con ăn sáng, hãy đề nghị chúng ta luân phiên phụ trách bữa sáng của gia đình. Hoặc đơn giản, hỏi xem, bữa cơm chiều nay bố con làm gì cùng mẹ? Và đừng xin phép ai được nghỉ giải lao giữa lúc làm mẹ, hãy tự cho phép mình làm điều ấy.

Hy vọng độc giả của tôi khi ấy sẽ rót tách trà trái cây của chính mình để uống, từ món quà của Trang Hạ, chứ không phải, lúc đó món quà đang bị hy sinh để ai đó trong gia đình sử dụng làm một việc gì đó.

Trang Hạ

2013

http://www.dep.com.vn/Cookies-tra-chieu/Me-cung-can-duoc-yeu-nhu-con/23943.dep

Đàn ông ví mỏng

Hồi lâu rồi tôi có đọc trên mạng một chia sẻ không còn nhớ của bạn nào, rằng, trong đám bạn trai của bạn ấy, anh nào dùng ví xịn chắc chắn là anh hiếm tiền nhất bọn.

 

Có lẽ bởi cái ví da đắt tiền của anh ấy không nhét nổi nhiều tờ tiền cho lắm. Đi ăn cả đám nếu có chi trả cũng rất rón rén. Còn anh nào không dùng ví da lại là anh chàng hào phóng nhất, luôn móc tiền ra trả cho cả đám một cách rất hồn nhiên. Và tất nhiên, tiền cũng nhiều nhất đám, nhiều tới nỗi chẳng cái ví da nào đựng nổi cả cục.

Không thấy bạn ấy nói đến mệnh giá của những tờ tiền. Tuy nhiên hình dung ra cái cách ứng phó với tiền cũng đã thấy ngộ nghĩnh. Như thể nhìn thấy trong đó cả phong thái của chủ nhân. Dù cố gắng tránh lỗi sơ đẳng là lấy tiền ra để xét đoán người, nhưng rõ ràng, trong câu chuyện ấy hoàn toàn không hề chỉ định nói về tiền, mà còn nói về đàn ông trong mắt đàn bà. Và tiền chỉ là một phản chiếu nào đó của người đàn ông đang đứng sừng sững.

Có lần tôi đi dạo phố với một anh bạn. Chúng tôi tìm được một chiếc áo sơ mi trắng cho anh ấy ở một sạp hàng dọc phố, tôi nghĩ anh ấy mặc áo này sẽ rất vừa và đẹp. Giá rất mềm vì là sạp bán lẻ trên phố du lịch. Rất bất ngờ là anh bạn tôi đã không mặc thử cũng không mua cái áo đó. Anh dắt tôi vào cửa hàng thời trang lớn cách đó năm mươi mét và mua đúng cái áo đó, với giá đắt hơn khoảng ba trăm Đài tệ, tức là đắt hơn khoảng hai trăm nghìn đồng tiền Việt. Tôi rất kinh ngạc.

Tôi hỏi sao anh kỳ quặc thế? Không phải cùng nhãn hiệu, cũng chính là cái áo này sao? Cửa hàng này nó có bảo hành áo sơ mi cho anh à? Hay đàn ông thì cứ phải vào cửa hàng xịn mới thấy tự tin, còn em mua ở hè phố của chợ đêm thì làm anh mất tư cách?

Anh bạn tôi điềm đạm nói:

– Ai cũng như em, thì những cửa hàng lớn họ sập tiệm hết ư? Mình sống thì mình cũng phải cho người khác sống nữa chứ!

Tôi sực nhớ ra anh bạn tôi cũng là một chủ doanh nghiệp, và anh ấy cũng đang phải cạnh tranh rất dữ dội trong kinh doanh. Có thể, tôi là đàn bà nên trong mắt tôi chỉ có mệnh giá của tờ tiền. Còn trong mắt anh bạn đàn ông ấy, tiền chỉ là một thông điệp!

Chả trách, nạn nhân của mua chung, nhóm mua, shopping tập thể toàn là… đàn bà! Bị mắc mồi giá rẻ nên sẵn sàng bỏ tiền ra cho một thứ vốn không nằm trong dự định chi tiêu của bản thân. Và về bản chất quản lý tài chính gia đình, đó chính là những đồng tiền lạm chi, đẩy ngân sách gia đình vào nguy cơ ngay lập tức.

Hóa ra có lúc, cái đồng tiền tưởng “được rẻ” của đàn bà như thế lại chẳng bằng cái đồng tiền tưởng “chi đắt” của đàn ông!

Tôi nghĩ nhìn vào việc đàn ông kiếm tiền và tiêu tiền, ta có thể phán đoán ra năng lực giỏi giang và đẳng cấp văn hóa của người đàn ông đó. Đàn ông kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hóa.Thật bi kịch nếu có tay đàn ông nào vỗ ngực nói: “Tôi kiếm tiền thì rất có văn hóa, và tiêu tiền thì rất… có năng lực!”. Ôi trời!

Cho nên, tôi chẳng quan tâm việc đàn ông tiêu tiền thế nào, anh mua siêu xe hay anh đòi bạn gái chi trả nửa tiền cho bữa cà phê! Nhưng, đàn ông ví dày hay mỏng có lẽ chẳng quan trọng bằng việc, anh đừng để việc tiêu tiền của mình thành thị phi và đàm tiếu của đám đông!

Kiểu như họ nói, ví anh rất xịn! Nhưng mỏng!

ph-10082

 

http://www.dep.com.vn/Cookies-tra-chieu/Dan-ong-vi-mong/23833.dep

Đàn ông chung vợ

Tháng ba sưa nở, tháng tư bằng lăng bắt đầu chớm tím, lộc vừng trút lá đỏ rồi soi xuống mỗi bờ nước một vầng lá non hoe hoe thắm. Không hiểu vì sao mỗi tháng tư tôi thường thấy bâng khuâng, những lúc từ đường phố về, mở cánh cửa vào căn nhà vắng người, ngồi ăn trưa một mình trước màn hình máy tính.

Cho nên những ngày cuối tuần, tôi thường nhận lời ăn trưa với một người đàn ông rất đặc biệt. Một ông già bảy mươi trải đời nhưng lại bẽn lẽn với phụ nữ như một cậu trai đôi mươi. Đến nỗi, lịch làm việc của tôi luôn để trống trưa thứ sáu cho bữa ăn đầy những chuyện trò ấy.

Đó là một người đàn ông tới Sài Gòn lần đầu trong vai trò viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ những năm trước 1975, nhưng gần bốn mươi năm sau quay trở lại Hà Nội sau khi đã rời Bộ Ngoại giao Mỹ. Hà Nội chứ không phải Sài Gòn. Ông đã nghỉ hưu, vợ ông đã chết.

Người vợ Việt Nam ông cưới năm 1974 ở Sài Gòn đã qua đời sau ba mấy năm chung sống. Hình như cái chết của vợ khiến ông trở thành người khác, ông rất muốn trò chuyện với phụ nữ Việt, viết cho họ một cuốn sách. Không phải là cuốn diễm tình, không phải sách dạy làm giàu, mà là sách dạy phụ nữ biết cách để sống hạnh phúc giữa xã hội Việt.

Ông nói rằng, xã hội Việt Nam càng méo mó, người phụ nữ càng cần phải mài tròn những méo mó ấy, bởi họ có quyền được hạnh phúc, chứ tại sao lại phải chịu dày vò bởi những méo mó của xã hội? Và, việc mài tròn những cái méo mó khác hẳn việc lấy thân mình, lấy đời mình ra lấp cho đầy đặn những méo mó đó!

Đàn bà không tự cứu, ai cứu đàn bà?

Thật kỳ lạ, đó lại là ý nghĩ của một người đàn ông Tây nghĩ về phụ nữ Việt. Nó tiến bộ hơn cả lịch sử mấy chục năm của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cộng lại, luôn mồm kêu gọi phụ nữ hãy chất thêm gánh nặng lên cổ nhau, lôi “xã hội chức” của phụ nữ ra đánh lận thành “thiên chức”!

Tôi hỏi, thế ông nghĩ rằng phụ nữ Việt không chịu gánh nặng của thời thế hay sao? Ví như, những người bỏ chồng, không chồng mà có con, mấy chục năm trước bị phỉ nhổ, giờ được thông cảm hơn, gọi là tự do luyến ái, quyền được hạnh phúc. Đó là thời thế thay đổi, chứ đâu phải bản chất của điều ấy đã thay đổi. Cũng vẫn là đàn bà đành vứt bỏ thứ này để mang vác thứ kia thôi mà!

Ông giáo sư trầm ngâm rồi kể bằng tiếng Mỹ trộn lẫn tiếng Việt: Cô có biết người phụ nữ Việt hạnh phúc nhất mà tôi từng gặp là ai không? Không phải là vợ tôi! Vợ tôi vẫn giữ rất nhiều nếp nghĩ của đàn bà Việt.

Năm 1974 tôi gặp một cô gái ở Sài Gòn.  Cô ấy không đẹp mấy, không đẹp bằng cô bạn gái người Hongkong của tôi lúc đó, càng thua kém cô bạn gái người Mỹ của tôi trước đây. Tôi lúc đó chưa vợ nhưng không tán tỉnh cô ấy, vì cô ấy đã có chồng người Việt Nam, và hai đứa con ở Nha Trang.

Trước thời điểm 1975, cô biết rồi đó, xã hội rất rối loạn. Người chồng Việt đã đồng ý cho cô ấy lấy một người chồng khác, là phi công Mỹ. Với hy vọng có thể đưa gia đình rời khỏi Việt Nam. Tức là cô ấy và hai đứa con làm sao có thể đi theo anh chồng mới sang Mỹ. Còn người chồng Việt, anh ấy sẽ ở lại Việt Nam. Anh ấy chỉ hy vọng cho vợ một tương lai khả dĩ, đơn giản nhất là vợ con được sống trong thời buổi tên bay đạn lạc. Việc đó, một anh đàn ông tay trắng ở một thị xã không làm được.

Rất tiếc là sự thể không như dự tính: Vào ngày cuối cùng rời Sài Gòn, chỉ có mình cô ấy đi theo được anh phi công Mỹ mà không thể ra Nha Trang đón con. Và, cô ấy lại không hề yêu anh chồng Mỹ. Nhưng bi kịch hơn là khi sang Mỹ, cô ấy đã gặp một người Thụy Sĩ, và yêu người đàn ông Thụy Sĩ này.

Người đàn ông Thụy Sĩ lại không thể ở lại Mỹ lâu hơn. Cô ấy không thể quay về Việt Nam với chồng con, cô ấy không thể bỏ anh chồng Mỹ, cô ấy không biết tình yêu đưa mình đến đâu. Nhưng chính người chồng Mỹ đã chấp nhận sự thật, anh ta làm tất cả những thủ tục giấy tờ cần thiết để sau giai đoạn “quá độ” ở đất Mỹ, cô gái Việt Nam có thể sang Thụy Sĩ với người yêu.

Và người phụ nữ Việt Nam đã sống với người chồng thứ ba cho đến ngày hôm nay, với ba đứa con chung. Khi người chồng Mỹ chết, người chồng Thụy Sĩ đã đưa cô sang Mỹ viếng chồng Mỹ. Khi người chồng Việt Nam ốm, người chồng Thụy Sĩ lại đưa vợ về Nha Trang thăm chồng Việt Nam.

Tôi vừa ngậm ngùi vừa buồn cười, bởi: hóa ra định nghĩa hạnh phúc của ông là, phụ nữ nên có ba chồng một lúc?

Ông già Mỹ trầm ngâm nói: Không, số lượng chồng không chứng minh cho cái gì của đàn bà cả! Nhưng một người đàn bà dám yêu và sống vượt qua được thị phi và định kiến, cùng với sự ứng xử có tình người và văn minh của những người đàn ông đã tạo nên hạnh phúc của người đàn bà!

Bây giờ đến lượt tôi im lặng, trầm ngâm.

Thật kỳ lạ tháng tư, thời gian như một thứ hạnh phúc không màu!

Trang Hạ

Tháng 4/2013

http://www.dep.com.vn/Cookies-tra-chieu/Dan-ong-chung-vo/23698.dep

Đàn bà đích thực