Danh mục lưu trữ: tin tức

Âm mưu TQ biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp!

Tôi nghĩ rằng việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời điểm hiện tại đã đạt được mục tiêu là đã tạo ra được cuộc chiến tranh truyền thông trên cả báo chí và mạng xã hội Trung Quốc, và gây ra chiến tranh tâm lý đe dọa vũ lực, áp lực vũ trang đối với Việt Nam. Hai cuộc chiến tranh đó được tiến hành song song với các hoạt động vũ trang quân sự của Trung Quốc đều đã được chuẩn bị kỹ càng. Trong đó, cuộc chiến truyền thông tại Trung Quốc đã được kế thừa từ các luận điệu sai lạc của chính phủ Trung Quốc suốt 35 năm nay, tuyên truyền cho người Trung Quốc tin rằng Việt Nam là kẻ vô ơn. Quân đội Việt Nam tráo trở. Chính phủ Việt Nam gây hấn trước. Trung Quốc buộc phải tự vệ v.v…

Trong những ngày này, truyền thông TQ vẫn tiếp tục luận điệu đó, khi cho rằng tàu Việt Nam đã 171 lần quấy nhiễu và đâm tàu TQ. Truyền thông TQ 35 năm qua đã nuôi dưỡng được cả một thế hệ trẻ và trung niên người TQ có thái độ diều hâu với Việt Nam.

Còn truyền thông Việt Nam chỉ nổi sóng mỗi khi có gió. Chúng ta quá hy vọng vào hòa bình, chúng ta quá tin vào những điều tốt đẹp, chúng ta quá trân trọng mỗi cử chỉ tử tế nhỏ. Và chúng ta chưa bao giờ mong muốn những thế hệ người Việt trở thành côn đồ với bất kỳ nước láng giềng nào. Vì thế, ở đâu đó có sự chủ quan trong truyền thông, khi cách đây gần 2 năm, đã có nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu Biển Đông cảnh báo về nguy cơ khi TQ kéo giàn khoan dầu vào thăm dò trong vùng Biển Đông. Giàn khoan sẽ là cớ để TQ kéo theo hàng chục (thực tế đã lên tới gần trăm) tàu các loại hộ vệ, và máy bay tuần tiễu thăm dò trên không. Và âm mưu giàn khoan dầu khổng lồ này sẽ biến một khu vực không tranh chấp thành khu vực tranh chấp…

Những nguy cơ đó đã từng được dự đoán trước. Chứ không phải bất thình lình một giàn khoan khổng lồ từ trên trời rơi xuống vùng sâu trên 80 hải lý vào trong Thềm lục địa và vùng Đặc khu kinh tế của Việt Nam (theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982). Tuy nhiên giữa lúc vẫn còn “sóng êm bể lặng”, lên tiếng cảnh báo gay gắt về một nguy cơ tới từ tương lai, lại không phải phong cách của báo chí Việt Nam.

Tôi biết chính phủ Việt Nam cũng đã dự đoán và có những phương án đối phó cụ thể với mọi tình huống xảy ra trên Biển Đông. Song truyền thông tới đông đảo người dân vẫn luôn là một điểm yếu của Việt Nam. Chuẩn bị tích cực và sớm nhất mọi thông tin và thái độ cho dân chúng từ trước các mối nguy cơ vẫn luôn là một lựa chọn tốt để người dân chủ động hơn, cũng chính là một cách phòng vệ tốt với mỗi tác động chiến tranh tâm lý thời hiện đại.

Nhà văn Trang Hạ: “Quà Noel nên là một cuốn sách”

http://tuoitre.vn/Ao-trang/525963/%E2%80%9CQua-Noel-nen-la-mot-cuon-sach%E2%80%9D.html

Bên ngoài tác phẩm

Nhà văn Trang Hạ:

“Quà Noel nên là một cuốn sách”

AT – Nhà văn – nhà báo Trang Hạ tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khoa tiếng Trung, năm 1996.

Trang Hạ từng là một cây bút viết truyện ngắn nổi đình đám của hội bút “Hương đầu mùa” báo Hoa Học Trò thập niên 1990. Chị từng đoạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh 1993, Văn học Tuổi hai mươi 1995. Các tác phẩm của chị: Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử, Chuyện kể dưới ngọn đèn đường, Đàn bà ba mươi… Dịch truyện tiếng Trung: Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Mẹ điên…

Bài đăng báo lần đầu tiên của chị là tản văn trên tập san Áo Trắng. Kỷ niệm của chị về tản văn đó?

– Nhà văn Trang Hạ: Năm 17 tuổi, mình được đăng tản văn Tiếng mưa trên Áo Trắng số tháng 7-1992, đó là bài viết đầu tiên của mình được đăng báo, chừng 700 chữ. Trước đó, mình đã gửi nhiều bản thảo cho mọi tờ báo tuổi học trò như Mực Tím, Hoa Học Trò, Tuổi Xanh… nhưng đều không đủ chất lượng để các báo sử dụng. Thậm chí mình còn sáng tác nhiều bài hát, nhiều thơ, kịch nói, chụp ảnh phong cảnh dự thi… gửi đi khắp nơi mà chưa từng được hồi âm một kết quả nào. Nên tờ Áo Trắng hiếm hoi mua được ở Hà Nội khi đó trở thành tờ báo quý báu nhất đời mình.

Bền bỉ gửi bài mãi và không ngừng sáng tác là hai việc rất quan trọng, giúp một cô học trò viết nghiệp dư 17 tuổi trở thành một người viết chuyên nghiệp như mình hôm nay.

* Trang Hạ của thuở “Hương đầu mùa” và “Gia đình Áo Trắng” với Trang Hạ ngày hôm nay có gì khác biệt?

– Mới cầm bút, ai cũng viết tràn đầy cảm xúc ngọt ngào lãng mạn. Sau khi cạn cảm xúc, chúng ta thường bế tắc. Giai đoạn viết bằng tâm tưởng và xúc cảm đó trong thời “Hương đầu mùa”, “Gia đình Áo Trắng” giúp mình chinh phục được đông đảo độc giả tuổi học trò, lứa 18-20. Nhưng khi Trang Hạ đi quá tuổi 20, sự hoài nghi và bế tắc trong sáng tác khiến mình chững lại mất 7-8 năm, hoàn toàn không viết gì.

Bây giờ, Trang Hạ viết văn không hư cấu như ngày xưa nữa. Mà ngược lại, viết những trải nghiệm thật, góc nhìn trực diện với cuộc sống thật. Nhưng hình như càng viết “đời hơn”, mình càng có nhiều độc giả quan tâm hơn. Những góc nhìn trần trụi chua chát nhưng lại thực tế khiến độc giả thích đọc Trang Hạ hơn đọc những trang văn thơ mộng ngày xưa.

* Chị có viết về Giáng sinh không? Tác phẩm nào viết về Giáng sinh khiến chị nhớ nhất?

– Mình không quan tâm tới Giáng sinh hay bất kỳ lễ lạt kỷ niệm nào quanh năm. Vì mỗi sáng sớm ngủ dậy, sau khi làm hết những việc lặt vặt trong gia đình, ngồi vào bàn viết với tách cà phê nóng, mình lại thấy vui sướng vì có thời gian để đọc sách và để viết văn, như bắt đầu dự một lễ hội vui vẻ trong tâm hồn mình. Y như trong tình yêu, ngày nào cũng có thể là bắt đầu một tình yêu mới, hay chia tay người yêu đã không còn yêu, mà không cần nhân danh một thánh lễ nào.

Nhưng nếu Giáng sinh là cái cớ để bạn trẻ hi vọng vào tình yêu, niềm vui sướng, những quà tặng nhân gian, thì mình chỉ cho bạn một điều này nhé: Hãy mua tặng bản thân bạn một cuốn sách vào dịp Noel. Hoặc mua tặng bạn bè. Đó là thứ quà duy nhất không mất giá, mà sau mỗi năm nhìn lại, bạn sẽ lại thấy món quà năm cũ ấy đến năm nay lại đáng giá hơn!

* Đọc truyện của chị, có thể thấy chị là một phụ nữ viết về chính giới mình. Điều gì thôi thúc chị nhất khi viết về thế giới “rất đàn bà” ấy?

– Ở Việt Nam chưa xuất hiện nhà văn nữ viết về tâm lý phụ nữ. Thường nhà văn sẽ quan tâm tới tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết. Còn những tạp bút, tản văn, chuyên đề tâm lý tình yêu hôn nhân gia đình, ly hôn, mất trinh, nuôi con… không được người Việt Nam liệt vào tác phẩm dạng văn học. Nhiều nhà văn và nhà phê bình văn học còn cho rằng viết tạp bút sẽ làm hại danh tiếng của nhà văn. Còn mình, thì mình tin rằng những tản văn “đàn bà đích thực” sẽ xây dựng được thương hiệu văn chương độc đáo của riêng Trang Hạ.

Nhiều người gọi Trang Hạ là nhà văn nữ, nhiều người lại gọi Trang Hạ là nhà báo. Cả hai cách gọi đó đều đúng. Chính xác hơn, có lẽ phải gọi là nhà văn chuyên mục tạp chí (Columnist) và nhà văn viết về mối quan hệ hai giới nam và nữ (chứ không phải viết về… quan hệ nam nữ, gọi lịch sự là sex).

* Đàn bà ba mươi là cột mốc nào của chị?

– Mình dự định dành năm năm đời mình cho đề tài phụ nữ, là giai đoạn 2008-2013. Đàn bà ba mươi là cuốn đầu tiên, với mục đích để phụ nữ không sợ tuổi tác, tự tin vào vẻ đẹp trưởng thành của bản thân. Bản thân mình tin rằng những quan điểm mình đưa ra sẽ được độc giả nữ ủng hộ, nhưng cũng không ngờ rằng sự ảnh hưởng sâu sắc và rộng đến thế của tác phẩm này. Sau cuốn sách đó, mình có xuất bản thêm sáu cuốn tạp bút và tiểu thuyết nữa về phụ nữ, cũng đều được độc giả đón nhận.

Thời gian sắp tới, mình sẽ quan tâm đến vấn đề người già và các giá trị nhân văn trong xã hội. Nên nhiều người hỏi Trang Hạ, liệu sau Đàn bà 30 sẽ có Đàn bà 40-50 chứ? Mình trả lời: “Không, sẽ là cuốn sách… đàn bà 70 yêu mình hơn cả hồi 17”!

* Chị được xem là người tiên phong cho dòng văn học mạng. Văn học mạng có điều gì cuốn hút chị đến vậy?

– Nhiều người cho rằng Trang Hạ là người tiên phong mang văn học “Ngôn tình” vào Việt Nam. Cũng có nhiều người cho biết, họ thật sự quan tâm tới văn học mạng từ khi đọc Trang Hạ. Riêng mình thì cho rằng mọi sự tấn phong đều chẳng quan trọng với mình. Những gì được đám đông chấp nhận hẳn đều có lý của nó, dù Trang Hạ có tác động hoặc thúc đẩy hay không.

Nói đơn giản thôi, dòng tiểu thuyết tình dục của đàn ông đồng tính rất thịnh hành ở châu Á, nhưng nếu Trang Hạ có mang nó vào Việt Nam tung hô, đi ngược lại các giá trị nhân sinh ở Việt Nam thì chắc cũng chẳng độc giả nào ủng hộ.

* Xin cảm ơn chị.

DƯƠNG HẰNG (thực hiện)

Trang Hạ – vì sao “hot”?

(Lao Động) – Số 227 – Thứ sáu 28/09/2012 06:38

Không thể đi lấy một cuốn sách được cho (cuốn tiểu thuyết mới ra của Nguyễn Ngọc Tư), do vướng… một cuốn sách dở cần phải trả bài; cũng chưa từng đọc cuốn nào của Haruki Murakami – tiểu thuyết gia đương đại được dịch nhiều nhất ở VN và đang là ứng cử viên sáng giá nhất tại vòng đua nước rút của giải Nobel năm nay, Trang Hạ (ảnh) vì thế vừa có với PV Lao Động cuộc trò chuyện thú vị về “24 giờ (không chỉ) trong đời một người đàn bà”.

Như một… “gái hư”, người mẹ ba con này cứ tầm mười giờ đêm là lại “sẩy nhà ra đường”, để chồng cho con ngủ (thì may ra mới êm chuyện). Đoán chừng “ba tên giặc cạn” ngủ say, chị mới lò dò từ quán net về. Cuộc trò chuyện giữa tôi với chị diễn ra trong khoảng ấy, thậm chí kéo dài tới tận hai giờ sáng. Cũng trong khoảng ấy, mỗi ngày, cái tên Trang Hạ được đắp dày lên, để chị được biết không chỉ là một nhà văn, mà còn là một blogger đình đám và quan trọng hơn, là một dịch giả tiếng Trung có tiếng mát tay với những đầu sách bán chạy như: “Mẹ điên”, “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”… – đều đã được chuyển thể sang kịch bản sân khấu và gần đây nhất, đã mang lại cho chị “giải thưởng Fahasa – sách được bạn đọc bình chọn” vì những đầu sách bán chạy.

´ Trước, thì thấy bảo có hai chuyện người ta hay nói nhất ở quán café là… sex và nhà đất, giờ nhà đất ế ẩm thế, không khéo phải thay bằng… gameshow đấy chị!

– Gameshow hút ai, chứ còn lâu mới hút được tôi! Vì so với thú đọc sách, nó là một trời một vực! Một đằng, xem xong hễ sướng là hét lên, một đằng xem xong hễ ghét là hét lên, mà còn hét rất to!

´ Vì sao chị lại không xem tivi?

– Giết thời gian trước màn hình TV, theo tôi như giết thời gian trên mạng Internet, khác chăng là khi lên mạng, ta đang sử dụng máy tính và mạng; còn khi xem tivi, chính là cái tivi đang sử dụng chúng ta! Bây giờ, tôi thấy có quá nhiều người mắc chứng nghiện TV. Mà không ý thức được rằng vào lúc bạn dành khoảng thời gian 8-10 giờ tối cho những thú vui nửa vời, cuộc đời bạn sẽ là tập hợp một chuỗi những thứ vụn vặt ấy.

´ Ôi, đã làm việc hùng hục ngày tám tiếng thì chớ, về nhà lại còn không dám xem TV nữa, có nhất thiết phải gồng lên như thế không?

– Vậy bạn có biết, cuộc đời bạn thành đạt hay thất bại lại được quyết định bởi chính khoảng thời gian nghỉ ngơi, từ 8-10 giờ tối mỗi ngày không? Hiển nhiên, làm việc và học tập vào sáng và chiều đã mang lại cho bạn bằng cấp, công việc, thu nhập, thậm chí có thể còn là một chức danh rất kêu trên danh thiếp. Còn sau giờ làm, chúng ta thường dành thời gian để… ăn! Và mất thời gian nhất là đi ăn với… sếp.  Tôi hãi mỗi khi thấy ai đó nói rằng, họ dành 24 giờ để chuyên tâm vào điều gì đó. Cho dù đó là 24 giờ để yêu, để sống, để hùng hục làm việc. Bởi nếu không dừng lại để suy nghĩ, dành thời gian để đào sâu vào sở thích cá nhân, tôi e bạn chỉ có một danh thiếp đẹp mà thôi, bạn không là ai có bản sắc và có tư chất riêng trong đám đông nhạt nhòa. Vì rõ ràng trên đời này có hai loại người quá khác xa nhau: Những người vì tiền mà làm việc, có tiền rồi mới đi làm thứ họ thích! Và những người vì làm những việc họ say mê mà ra tiền và sự nghiệp! Và bận rộn không phải lý do cho mọi vấn đề. Bạn có biết, Newton, Anhxtanh, hay thậm chí những họa sĩ vừa mở triển lãm, những bà mẹ hạnh phúc bên con, những người thành công hay thất bại trên đường đời, họ cũng chỉ có 24 giờ trong một ngày để sống?

´ Vậy “24 giờ trong đời một người đàn bà” như Trang Hạ, thì sao?

– Chính xác là tôi đang nghỉ hưu ở tuổi 37. Sáng dậy sớm chạy bộ, về tự pha ấm trà nóng hoặc tách càphê, có gì ăn nấy, sau đó đi chợ. Trưa loanh quanh trong nhà và vì không gian sống chính là không gian viết, nên tôi thường ra quán càphê để thay đổi, không phải không gian mà là đồ uống.

´ Và điều đáng “xấu hổ” nhất là tới giờ này mà còn chưa đọc cuốn nào của Murakami và “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư? Trang Hạ mà “lạc hậu” thế sao?

– “Sông” thì kiểu gì tôi cũng sẽ đi vác về, vì chưa bao giờ chịu để sót Nguyễn Ngọc Tư kể từ sau “Ngọn đèn không tắt”. Còn Murakami, bạn nghĩ, đó là toàn bộ nền văn học Nhật sao?

´ Vì sao gần đây chị lại chăm viết báo hơn viết văn? Trong khi nhà báo thì khủng hoảng thừa, nhà văn thì khủng hoảng thiếu…

– Là vì thông tin thì ta có đầy rẫy, nhưng quan điểm thì ta không tìm đâu ra (thế nên bài của Trang Hạ mới hot!). Những người rao giảng lý thuyết thì nhiều, nhưng người chia sẻ, trải nghiệm bản thân thì hiếm (thế nên Trang Hạ lại hot!). Những điều muốn nói thì nhiều, nhưng những điều khiến ta ngại miệng càng nhiều hơn (thế nên Trang Hạ lại càng hot!)… Dù một mặt, cũng như nhiều người, tôi hoang mang.  Hoang mang vì chúng ta bị đảo lộn các giá trị. Trước, ta cứ đùa với nhau rằng, bồ là phở, vợ là cơm, giờ ta hoang mang vì nhận ra đàn ông – những người đưa phở và cơm lên đầu môi ấy – đều chỉ là hạng cơm nguội ngày nào cũng nguội như ngày nào. Trước, ta tưởng “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, giờ ta nhổ nước bọt vào thằng đàn ông nào nhốt vợ vào nhà, rồi hằng tháng chỉ cần ném bọc tiền lương là được nhận về cả một gia đình hạnh phúc. Trước, ta ung dung ta có khả năng lên mạng chăn “rau sạch”, giờ giật mình vì hóa ra mình là “rau sạch” của đám cave. Trước đây, tôi được mời viết bài, bài nào hay sẽ được thưởng. Giờ, tôi thường nhận được các hợp đồng mời viết thuê, viết càng khiến dân chúng chửi, càng có tiền. Vậy, chính tôi cũng hoang mang chứ, đâu phải mỗi đám đông ngoài kia đâu!

Trang Hạ - vì sao “hot”?

Những cuốn tản văn Trang Hạ

Cà phê thứ 7 với chị Ngọc để ký tặng sách độc giả, chừng này cuốn sách mà đập vào đầu người đọc là chết chứ chẳng chơi. Công ty sách lấy giá bằng 75% giá bìa, còn Trang Hạ làm cửu vạn không công, chừng này chữ, nặng phết!

(Hình như các bạn ra Đinh Lễ mua sách cũng được giảm giá 15-20%, nhưng nhớ để ý kỹ sách lậu vì chính bản thân mình tháng trước đi mua còn ko phát hiện là sách lậu, về so lại với sách xịn thấy màu giấy khác, đường xén khác mới biết.)

Ảnh chị Ngọc chụp.

Chẳng ai tước cái gì của đàn bà cả!

Đàm Vĩnh Hưng & Trang Hạ: Đàn ông gia trưởng thì nhà mới yên!

Yahoo! Tin tứcYahoo! Tin tức – 15:49 ICT Thứ năm, ngày 12 tháng bảy năm 2012

Có một ca sĩ là Andy Hui (Nam ca sĩ Hồng Kông) có bài hát tiêu đề là “Đàn ông gia trưởng – đàn bà hèn mọn”. Người đàn ông gia trưởng thường áp đặt, khó lay chuyển, xem thường ý kiến của vợ hay bồ. Vì trong mắt họ, đàn bà là thứ kém mọn. Hay, vì người đàn bà kém mọn nên mặc nhiên đã trao cho đàn ông cái quyền được gia trưởng?
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng: Đàn bà thích bị hò hét, quát nạt và được hờn dỗiTheo anh đàn ông gia trưởng tốt hay xấu?Tốt chứ! Họ phải có một suy nghĩ ổn định, chiến lược, tầm nhìn chắc chắn, bảo đảm an toàn cho người thân trong gia đình của họ. Họ biết đúng, sai thế nào và đặt chuyện gia trưởng vào gia đình cũng chỉ để được bình yên, nề nếp và khuôn khổ.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (Ảnh: Lý Võ Phú Hưng – nhân vật cung cấp)

Nhưng những người phụ nữ có xu hướng nữ quyền luôn luôn lên án đàn ông gia trưởng?

Không! Đàn bà bây giờ theo trào lưu nhiều lắm!

Thấy có gì mới mới cũng ta đây lên tiếng 1-2 câu chứ thực ra cũng muốn dựa vào đàn ông “muốn chết” đi ấy, đúng không?

Đàn bà có thể ra ngoài chiến đấu với xã hội trăm trận trăm thắng, nhưng về vẫn muốn dựa vào cái vai một người đàn ông. Đàn bà có thể trên vạn người nhưng vẫn muốn dưới một người, họ rất thích bị quát nạt và được hờn dỗi. Đó là tâm lí của phụ nữ Việt Nam.

Trong hôn nhân, người đàn bà cứ muốn “lên mặt dạy chồng” thì gia đình thì thể nào cũng tan vỡ. Anh có thấy vậy không?

Đúng! Vì khi ấy, cái gia trưởng là người đàn ông giữ được kỉ cương cho gia đình đã bị lép vế.

Gia trưởng rồi đánh vợ thì…

Tôi rất ghét và phản đối việc đánh vợ. Tôi đã từng bày cho những người phụ nữ “trả đũa” những ông chồng có tính đánh vợ.

Tôi xúi họ cứ đêm xuống, canh lúc chồng ngủ rồi lấy ớt trét đầy vào mắt anh ta. Hoặc, làm bộ đi qua anh ta mà bị rớt con dao lam xuống, lần sau đố chồng dám ngủ được nữa. Hay là thả kiến lửa trong giường chồng một ngày thôi, đố anh ta ngủ yên.

Đàn ông tệ lắm! Đánh được vợ một lần là đòi đánh hoài. Vậy nên, đôi lúc đàn bà cũng phải dữ dằn mới mong được yên thân (cười!).

Nhà văn Trang Hạ: Tự đặt mình vào giường ngủ của một người đàn ông gia trưởng thì nói đến nữ quyền cũng muộn

Chị có thấy đàn ông gia trưởng đang dần biến mất, và nhiệm vụ của đàn bà là phải bảo tồn họ?

Đàn ông gia trưởng thời nay là đặc sản rồi. Vì đàn ông gia trưởng là cỗ máy sản xuất ra những người đàn bà biết điều!

Trên các forum, tôi thấy các bà vợ hay than thở chê chồng mình gia trưởng. Khổ nỗi, chồng họ mà nhu nhược kém cỏi, họ có khi còn than thở lắm hơn ấy chứ! Mà họ không chồng, có khi họ than còn tợn hơn! (cười!)

Nhà văn Trang Hạ (Ảnh: Việt Dũng – nhân vật cung cấp)

Những người đàn ông gia trưởng thường hay ở điểm gì?

Mọi ông chồng gia trưởng đều quyết đoán và mạnh mẽ, thậm chí có tài.

Còn những người đàn ông bất tài nép xó bếp ăn cơm nguội, ăn bám vợ mà vẫn gia trưởng thì bản thân họ cũng là người đàn ông tài năng đó chứ, và tài của họ là tài trị vợ. Thậm chí có người đến cơ quan thì khúm núm, về nhà thì quát nạt vợ con.

Nhưng cuối cùng thì đàn ông gia trưởng vẫn là đàn ông, có đầy đủ mọi chức năng như đàn ông khác, ta không nên bỏ phí (cười). Vì họ cũng giúp đời sinh ra những người đàn bà giỏi nhịn, tài quá còn gì. Cho nên vợ phải luôn khẳng định tài năng của chồng gia trưởng, nếu còn muốn ăn đời ở kiếp với ông ấy.

Theo chị thì đàn bà nên sử dụng đàn ông gia trưởng như thế nào cho thật hữu ích?

Bản thân đàn bà vẫn luôn lợi dụng tính gia trưởng của người đàn ông đó thôi! Ví dụ dễ thấy nhất: Lôi bố ra để dọa con. Cao thủ thì tiến bộ hơn một tí: Lôi chồng ra để dọa mẹ chồng! Ví dụ mọi quyết định của cô ấy nên đổ hết lên đầu ông chồng gia trưởng, cô ấy chỉ nên nấp sau rèm nhiếp chính mà thôi.

Với đàn bà, chuyện đòi hỏi bình đẳng, nữ quyền trong hôn nhân có là khôn ngoan hay không?

Đàn bà cứ thích nữ quyền thì tôi nghĩ đó là một khái niệm rất quái dị và vô dụng. Vì bản thân quyền của một người phụ nữ, nào ai tước đoạt của họ đâu, trừ chính bản thân cô ta tự tước đoạt.

Người đàn bà nào cả đời không phải sử dụng đến hai chữ nữ quyền thì mới là người đàn bà hạnh phúc. Chứ nếu đã tự đặt mình vào giường ngủ của một người đàn ông gia trưởng rồi, thì có nói đến chữ nữ quyền cũng muộn.

Nhưng đàn bà cũng cần “trị” những tay đàn ông gia trưởng chứ?

Vậy tốt nhất nên đưa vào hôn nhân một hợp đồng và nữ quyền là một điều kiện. Còn nếu sau khi cưới mới phát hiện ra ông chồng gia trưởng làm bạn nghẹt thở, thì chỉ có một thứ thuốc duy nhất là: Người phụ nữ đừng tự làm cho mình bé mọn đi. Người phụ nữ càng nhún nhường, càng có cơ hội khiến chồng tin rằng anh ta gia trưởng là đúng. Bản chất của đàn ông là thèm có thật nhiều chiến tích. Gia trưởng là thái độ để họ chiến thắng vợ tuyệt đối.

Vợ có kinh nghiệm tí thì sẽ một mặt khen chồng thật túi bụi, một mặt sẽ tự nâng cấp bản thân, không phải là để chồng hài lòng, thỏa mãn các yêu cầu của chồng, mà là để bản thân cô ấy có động lực và sức mạnh để đứng vững chờ chiêu mới của ông chồng. Bởi vì đặc điểm của gia trưởng là luôn phê bình vợ, luôn chưa hài lòng với người phụ nữ ở bên cạnh họ.

Vì tôi từng nghe một kinh nghiệm thương đau thế này: Cô bạn tôi, có người chồng gia trưởng theo cách này: Lên lịch ngủ với vợ rồi, mà leo lên bụng vợ thấy nhầm lịch, lại leo xuống. Kể ra lúc đó mà vợ khéo, hẳn thế trận đã thay đổi.

Cảm ơn anh, chị đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu!

Marie Sến

vn.nang.yahoo.com/đàm-vĩnh-hưng-trang-hạ-đàn-ông-gia-trưởng-thì-nhà-mới-yên.html

Xin lỗi, em chỉ là phụ huynh

Đẹp online

Café sáng với nhà văn Trang Hạ:

“Xin lỗi, em chỉ là… phụ huynh!”

Đăng ngày Thứ hai 14/05/2012 06:56

Cha mẹ luôn muốn thứ tốt nhất cho con, nhưng chẳng biết bấu víu vào tiêu chí nào, đành chỉ biết chạy theo ngọn hải đăng trong đêm tối mang tên “trường điểm”…

Nhà văn Trang Hạ

– Phù…! Cuối cùng thì ta cũng đã trở thành vĩ nhân, chỉ sau một đêm thức trắng!

– … Tân hôn?

– Không, còn “linh thiêng” hơn thế: Xếp hàng mua đơn dự tuyển cho con vào trường Thực Nghiệm!  

– Và chiến thắng đã đến vào giờ quyết định: Cánh cổng trường sụp đổ (do chen lấn), còn phụ huynh thì thừa thắng xông lên?
– Ồ, chị cũng theo dõi vụ này sao? Ba nhóc nhà chị có đứa nào năm nay vào lớp 1 đâu nhỉ?
– Nhưng ít nhiều thì trong thâm tâm, tôi cũng đã từng bị cả xã hội thôi miên rằng: Giờ đây chỉ có danh tiếng những trường tốt mới cứu vớt được con mình khỏi nguy cơ tị nạn giáo dục…
– Vậy hóa ra chị cũng từng có chân trong đội quân “ôm lòng đêm” đứng xếp hàng trước cổng trường Thực Nghiệm sao?

– Của đáng tội, cái đức làm mẹ của tôi nó không cao cả đến thế, nên rốt cuộc, các con tôi đều học “trường làng”, đúng tuyến, ngay đầu ngõ! Vì ba lý do:  1 – Tranh đua không phải là dòng máu chảy trong người tôi. Nếu phải đua với ai, tôi xin từ bỏ ngay, vì không cần con mình dứt khoát phải cao hơn con hàng xóm, ăn nhiều hơn, giỏi hơn con bạn bè mình, ra đời thành đạt hơn mình và càng không muốn con mình phải nhìn thấy mình trong hình ảnh đang ganh đua giẫm đạp với đám đông. 2 – Vì dạy con và cho con đi học theo tôi là cả một hành trình dài, ít nhất 20 năm, nên còn quan trọng hơn chuyện chọn trường nào cho con, là câu hỏi: Mình có sẵn sàng “đi học cùng con” không? Có thực sự quan tâm đến tâm trạng của con trong môi trường giáo dục đó hay không?…

– Điều đáng nói là ngày “xả đơn” của trường Thực Nghiệm năm nay tình cờ trùng vào Ngày của Mẹ nhé, đám đông vì thế thành biểu tượng! 

– Đúng là có con rồi mới hiểu lòng cha mẹ! Cha mẹ luôn muốn thứ tốt nhất cho con, nhưng chẳng biết bấu víu vào tiêu chí nào, đành chỉ biết chạy theo ngọn hải đăng trong đêm tối mang tên gọi là “trường điểm”. Bởi lẽ hơn ai hết, chính những người đạp rào, đội sương, thức đêm chờ xếp sổ mua đơn cho con học ấy, là những người ít muốn đánh bạc với tương lai của con mình nhất!
 
– Hãy tưởng tượng chị là… Thượng đế, vén mây nhìn xuống, thấy một hàng dài phụ huynh rồng rắn, Thượng đế sẽ cười hay… khóc?

– Thượng đế sẽ khóc vì xúc động, nhưng cũng sẽ cười vì mừng thầm: Màn tập dượt ấy rồi đây sẽ còn giúp các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chiến đấu khi con vào THCS, khi con bệnh, khi con thi đại học, khi con đi xin việc… Và dẫu sao thì những bậc phụ huynh này cũng làm Thượng đế cảm thấy lạc quan hơn là khi nghe Thiên Tào Bắc Đẩu rỉ tai rằng, bây giờ người ta toàn dùng tiền để xếp hàng hộ thôi. Những người xếp hàng bằng tiền, mà ta không thấy mặt, chẳng nhẽ không đáng lo ngại sao?

Cảnh tượng phụ huynh trắng đêm chờ đợi và giành giật đến đổ cổng trường để có cơ hội mua
đơn cho con vào vào lớp 1 trường Thực Nghiệm (Ảnh: Vnexpress,TPO)

– Chị nghĩ thỏi nam châm nào ở cổng trường Thực Nghiệm đã hút người ta đến thế? 
– Đương nhiên ai cũng biết là trường Thực Nghiệm đã được “thơm lây” nhờ người học trò cũ danh tiếng Ngô Bảo Châu. Nhưng tôi nghĩ, trong số những lá đơn giơ cao sáng qua, chắc chắn không phải ai cũng đủ tự tin để mơ con mình trở thành Ngô Bảo Châu đâu! Mà đơn giản, họ chỉ cần mong con mình không phải đi… “liếm ghế” (như ở một trường THCS tại Hà Tĩnh) mà thôi!
– Thế thì có gì là không chính đáng? 
– Vấn đề là trường tốt chắc gì đã là lựa chọn tốt nhất cho con mình? Trường tốt là nơi mà phụ huynh, giáo viên và học sinh mơ mộng nhất trên đời, nhưng giấc mơ giáo dục ấy có mang lại tương lai tốt đẹp cho những đứa trẻ không? Ta không biết, vì ta không thể vơ đũa cả nắm, nhưng thử nghĩ xem: Ở trường điểm, nơi người ta bắt trâu chạy thi với ngựa, thì trâu có hạnh phúc không? Trâu có tiến bộ được không? Con bạn là trâu hay ngựa? Hay nhất thiết con bạn phải là ngựa nòi, ngựa đua, ngựa giống, phải chạy nhanh hơn con nhà khác?
– Một xã hội coi trọng việc học là thế mà không đáng mừng sao? 
– Trái lại, tôi cho rằng đó là bi kịch của một nền giáo dục không mang lại cảm giác an tâm cho các bậc phụ huynh bởi một số không ít những người có trách nhiệm không hề có cảm xúc mừng hay lo trước hiện tượng chạy trường, chọn trường, trái tuyến, thi đầu vào lớp 1…
– Chị muốn nói gì với những bậc phụ huynh vừa mua được đơn và cả không mua được đơn hôm qua?
– Tôi chia sẻ với những bậc phụ huynh mãn nguyện trong hành trình chạy đua vào trường tốt, và tôi cũng muốn nói rằng: Không sao, dù đến đích hay không, các bác vẫn là những người cha, người mẹ thương con nhất. Và vì có bố mẹ ở bên, nên con các bác sẽ rất ổn, cho dù học trường nào!
– Hình ảnh những cánh cổng trường sụp đổ (vì chen lấn) gợi lên trong chị cảm tưởng gì? 

– Tôi chỉ muốn đưa ra 4 gạch đầu dòng:
1 – Những trường tốt nhất thế giới là những trường có cánh cổng trường thân thiện, mở ra chào đón người học và mọi vấn đề của người học sẽ được giải quyết ở trong văn phòng, giáo vụ, phòng tiếp đón, phòng quản lý… chứ không phải ở cánh cổng sắt.
2 – Những trường tốt nhất Việt Nam nên gia cố cổng sắt cho vững chắc hơn (làm thêm rào kẽm gai càng tốt), để đảm bảo không bị thiệt hại vật chất mỗi mùa tuyển sinh.
3 – Mở lớp luyện thi vượt rào cấp tốc, vượt chướng ngại vật cho phụ huynh trước mùa mua đơn tuyển sinh vào các cấp.
4- Còn nếu như không muốn những cánh cổng sắt bị xô đổ, Bộ GD&ĐT cần có giải pháp xử lý nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, cải cách lối giáo dục theo thành tích, bỏ khái niệm “trái tuyến, đúng tuyến”, hoặc đơn giản nhất là “cho lên mạng download đơn xin học, đăng ký vào trường online để xét tuyển”. Nhưng vì nỗi, mọi giải pháp đều là xa vời, nên may ra, chỉ có mỗi việc chăng kẽm gai là có thể làm nhanh nhất!

– Vậy, túm lại, “xin lỗi, em chỉ là con… tốt, hay con… nợ” của một nền giáo dục lắm hoang mang, nhiều định hướng?
– “Xin lỗi, em chỉ là… phụ huynh”! Các bác nói gì thì nói, hễ cổng trường đổ là em cứ xông vào!
Thư Quỳnh (thực hiện)
Đón xem Café sáng kỳ 2 vào sáng thứ 6 tuần này với nhà văn Trang Hạ, vẫn với câu chuyện chọn trường đang nóng hôi hổi trên khắp các diễn đàn và trước những cánh cổng trường…

Tiêu tiền cũng phải học

Tiêu tiền cũng phải học:

Cò kè, bớt một thêm… ba bốn năm

Tôi thường quen không mặc cả. Mua sắm mà không mặc cả, chắc chắn không phải… người Việt Nam rồi. Vì nói thách, làm giá từ lâu đã trở thành văn hóa từ chợ tới cửa hàng, dịch vụ, phí…

Thế nhưng tôi không mặc cả, từ đồng quà tấm bánh mớ rau cho tới mua xe máy, tủ lạnh. Ngược lại, tôi thường cho thêm tiền người bán, người nhận.

Tôi nghĩ ta mặc cả để rẻ được vài đồng, ta đã mất đi bao nhiêu giá trị khác tốt đẹp hơn. Ta mất thời gian, ta mất thái độ và cảm xúc, đôi khi, người bán thực phẩm còn cân cho ta một trọng lượng “khác” nhẹ cân hơn nhiều so với khi ta mua giá họ đề nghị. Rồi đâu cũng vào đó.

Và một gia đình thông thường sẽ mua sắm ở chợ với những thứ lặt vặt nhiều hơn là đi trung tâm thương mại lớn mua những thứ đắt tiền có niêm yết giá. Hàng ngày đi chợ, thói quen mặc cả sẽ tiêu tốn của ta không ít thời gian và sự khó chịu của bản thân – khi bị mua đắt cũng như những lườm nguýt chả mấy thân thiện của bà bán hàng – khi phải bán giá thấp.

Nếu tính bằng tiền còn lại trong ví, tôi chẳng phải bà nội trợ đảm. Nhưng tôi thường tính mọi cảm xúc và thời gian vào tất thảy mọi chi phí đời sống của tôi, chứ không phải chỉ tiền. Nếu thế thì lại lãi được những buổi chiều nhẹ nhõm, những mỉm cười của khách quen và cửa hàng quen giá, xây dựng được mối quan hệ thân thiện với những người ngày nào ta cũng phải gặp mặt ở… chợ.

Câu cửa miệng của tôi luôn là: “Tính cho chị đúng giá đi em!” hoặc “Tôi cần mua chừng này tiền…” rồi để một khoảng tự do cho người bán tự lựa chọn. Và từ đó họ có thêm một khách hàng dễ tính, hoặc nếu thấy giá đắt – hàng dở, họ cũng mất luôn khách tôi từ hôm đó, mất cho hàng bán ngay kế bên. Tôi không đưa ra giá áng chừng, tôi thường chấp nhận giá người bán thấy là phù hợp (cho họ) hoặc chuyển sang cửa hàng khác ngay lập tức. Mẹo ấy khiến tôi có mấy lợi ích nhãn tiền.

1 – Tôi không cần trở thành khách hàng trung thành, các cửa hàng tự động trung thành với tôi. Đúng quá rồi, tôi mang lại lợi nhuận lâu dài cho họ, là một khách hàng dễ thỏa thuận và đồng cảm. Những người bán hàng ngày nay đã có đầu óc tính toán hơn rất nhiều so với thời đại “hàng tôm hàng cá chộp giật” nhiều chục năm về trước. Thậm chí, họ luôn ưu đãi giá đặc biệt và thứ tốt đẹp nhất hòng mong tôi… mua mở hàng cho họ đầu tháng, buổi sáng đầu ngày, thậm chí… đầu buổi chiều, và mê tín rằng, những khách hàng tiếp sau cũng luôn được dễ chịu như vậy.

Tôi chỉ đi chợ nửa tháng, đã bắt đầu có những bà nội trợ đòi được người bán đối xử y như… tôi. Dù họ đã đi chợ cả năm trời ở đây, họ đáng lẽ phải có những mối quan hệ tốt hơn với người bán mới phải.

Chúng ta sợ những người bán đanh đá, tính toán lợi mình thiệt người. Thực chất, chính người bán mới sợ những khách hàng như thế hơn.

2 – Tôi không mặc cả không có nghĩa là tôi không biết giá trị của mọi thứ. Đó chỉ là cách xử thế của cá nhân. Nhưng dần dần, cách ứng xử dứt khoát, không chấp nhận mặc cả, càng không chấp nhận kiểu “bỏ đi còn gọi lại bán” v.v… khiến nhiều người bán đã thay đổi cách bán và thái độ của họ, ít nhất, khi gặp tôi mua. Điều ấy chẳng lẽ không nói lên gì sao?

Chúng ta có những cách tốt hơn để mặc cả với thế giới này, trong đó có bán mua, có trao tặng, có thiệt có lời. Những điều ấy là một thông điệp rõ ràng mà ta bộc lộ bằng hành vi. Đâu cần phải cò kè rẻ hơn một nghìn thịt, năm trăm rau, một triệu xe máy thì mới là người sành sỏi?

Một cách khác, tôi nghĩ, ăn được của người một ngàn đồng chi bằng ta tiết kiệm chi tiêu, không phung phí thức ăn trong tủ lạnh, mua sắm hợp lý, thì tiết kiệm còn hơn một ngàn đồng mặc cả được. Và thời gian dư ra, tâm trạng vui vẻ, khiến bà nội trợ là tôi không bao giờ cảm thấy, ta đang ở trong một cuộc chiến tranh với tập đoàn các ông bà chủ cửa hàng, các bà bán rau v.v… mà trong cuộc chiến đó, ta nhất định phải thắng họ.

Khi đi taxi hay xe ôm, khi trả tiền phí dịch vụ giặt là, khách sạn, nhớ để lại vài đồng thừa cho người ta. Ta chẳng giàu lên bằng vài đồng, vài nghìn, vài chục nghìn ấy, nhưng nó đáng để trả nếu chúng ta đều cảm thấy hài lòng về nhau. Hơn nữa, đó là sự thân thiện duy nhất trên đời này mà chúng ta mua được bằng ít tiền.

Và đôi khi cũng mua những rau đầu đường xó chợ, những hàng hạ giá rao cả ngày ngoài đường. Mua đi cho cụ già đắt hàng, cho người nhà quê chóng về với con cái. Mua hoa dập vài cánh cho người bán được về sớm trưa khỏi nắng, mua vài thứ nhà đã sẵn nhưng người bán ngồi mãi chẳng ai thèm ngó. Sự trắc ẩn có thể khiến ta tiêu thêm chút ngoài dự định nhưng nó chẳng làm ta nghèo đi đâu. Không hiểu sao mỗi khi mua không mặc cả ấy, tôi luôn nghĩ tới hình ảnh người mẹ nghèo khổ của tôi ngày xưa ngồi bán hàng rẻ tiền ở xó chợ.

Nhiều bạn bè tôi từ nhỏ tới giờ vẫn thích đi siêu thị hơn, bởi ở đó đã niêm yết giá sẵn, khỏi mặc cả (bỏ qua vấn đề chất lượng và nguồn gốc hàng hóa, bởi thực tế mọi thứ đều có thể tìm thấy ở chợ hoặc hàng tạp hóa). Nhưng họ không phải là những người ghét mặc cả như tôi, họ càng không có ý định “boa” thêm cho tinh thần phục vụ sốt sắng của thu ngân hay cái máy lạnh rù rì trong siêu thị. Họ chỉ có một mục đích duy nhất, là vào siêu thị thì mua hàng không bị hớ, không bị nói thách.

Nhưng bạn biết không, có một cách khác để sống, đó là cách, đừng nghĩ rằng cả xã hội Việt Nam đều đang nhăm nhăm lừa tiền và kiếm chác từ mình!

Trang Hạ

(Chuyên mục trên Lửa Ấm – 2011)

Hãy giúp bé Canon có tiền chữa bệnh

Đã kết thúc chương trình mua ảnh giúp bé Canon có tiền chữa bệnh trên blog Trang Hạ. Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của tất cả các bạn đã tham gia và ủng hộ. Tôi xin update toàn bộ thông tin trong vài tiếng đồng hồ tới và chuyển các đơn đặt hàng tới nhiếp ảnh gia vào tối nay 26/8, hy vọng sau vài ngày sẽ có thể thông báo tiếp về thời gian nhận ảnh cho mọi người nhé.

Chúc mọi người một cuối tuần tuyệt vời và thảnh thơi.

        

(ảnh: Đức Đen Thui, Maika)

Như một số bạn đã biết, hai vợ chồng bạn KTS Trần Hữu Thảo, cũng là một tay máy có hạng ở vnphoto.net và một thiện nguyện viên tích cực của xã hội, giờ chính anh lại đang lo việc chạy chữa cho con trai một, bé Canon 4 tuổi, vừa được chẩn đoán mắc chứng Maglinant Lymphoma (ung thư hạch) rất hiểm nghèo.

(ảnh bé Canon và bài viết của ba mẹ: http://www.facebook.com/note.php?note_id=240844269281673

http://www.facebook.com/note.php?note_id=242843359081764)

Mình biết bạn Thảo trong các cuộc gặp gỡ của nhóm thiện nguyện đi đào giếng cho bà con ở Ban Mê Thuột.

Hiện gia đình và bạn bè đang bàn bạc với các bác sĩ xem cho cháu chữa ở đâu và như thế nào là tốt nhất.

Ung thư trẻ em dưới 6 tuổi rất hiếm và có thể  được các tổ chức y tế hỗ trợ phần nào, nhưng trước mắt gia đình sẽ phải đưa cháu sang Singapore  khám, xét nghiệm sinh thiết, nhận ý kiến bác sĩ và điều trị cấp, chi phí dự tính không dưới 400 ngàn USD.

Trong những ngày tới gia đình sẽ tìm cách thu xếp tài chính, nhưng trước mắt cần một khoản đáng kể. Mình xin kêu gọi các bạn FB của mình nếu thấy có điều kiện, dù ít dù nhiều có thể giúp đỡ tài chính hoặc chia sẻ kinh nghiệm điều trị với hai vợ chồng bạn Thảo.

Mọi chi tiết xin liên hệ với mình hoặc gia đình bạn Thảo.

Trang FB:

http://www.f1.proxymice.com/home.php#!/huutran70

Mobile: 0903762420

Email: huutran70@yahoo.co

Số TK VCB của anh Trần Hữu Thảo: 0071000850807 chi nhánh TP HCM

Mong mọi người chuyển tiền vào ghi nội dung

Tên họ – Số đt – Canon để gia đình tri ân.

Xin cám ơn.

~~~~~

4yrs old boy is going to fight his great battle with Lymphoma. His parents brought him to NUH, Singapore to fight the best way to save their only son.
They need your help. Anything. Information. Place to stay. Financial aid. Any organization that can help. Any support at Singapore.
You can save him with even 1 move of your hand.
What can you do to help such a little lovely boy? Whatever, please do it!!!

This is our little Superboy Canon after his 1st week in National University Hospital, Singapore to fight with lymphoma. These are photos of him with his daddy, mom and uncle.

~~~~~

Dành cho bạn đọc blog Trang Hạ:

Trên đây là lời kêu gọi của cộng đồng Facebook Việt. Còn dưới đây là những chia sẻ chúng ta:

Cảm ơn các bạn đọc trên blog Trang Hạ suốt 5 năm qua đã cùng tôi chia sẻ với khá nhiều số phận đặc biệt khó khăn. Có những chương trình chúng ta đã đạt số tiền quyên góp kỷ lục tới vài chục triệu trong vòng hơn hai ngày (năm 2008) để dành cho bé Bùi Đức Minh chữa ung thư tại Singapore, có chương trình kéo dài tới mấy tháng và rất nhiều quà tặng ấm áp dễ thương như lần độc giả tự nguyện quyên góp T. (trong bài “T. đi học” cho một nhân vật của tôi (2008-2009), để bạn có thể mổ, sinh con và tiếp tục duy trì cuộc sống trong thời gian nuôi con nhỏ. Cũng có những chương trình rất thầm lặng của một số độc giả cùng Trang Hạ định kỳ mua sách thiếu nhi gửi tặng những làng trẻ vạn chài miền Trung, những nhóm trẻ theo đạo v.v… (nhân tiện cảm ơn các công ty sách bán sách thiếu nhi giá ưu đãi, chỉ lấy 50% giá bìa – giá như sách của Trang Hạ họ cũng bán rẻ như vậy thì tốt biết bao!).

Như mọi chương trình khác, lần này nếu bạn muốn trực tiếp chia sẻ với bé Canon và gia đình, bạn sẽ trực tiếp gửi tiền vào tài khoản gia đình bé nhé.

Còn nếu bạn muốn tham gia cùng blog Trang Hạ, thì chúng ta có một chương trình bán ảnh nghệ thuật ủng hộ bé Canon, trong vòng 10 ngày:

Be strong, Canon!~

Những bức ảnh dưới đây của hai nhiếp ảnh gia Đức đen thui và Maika, nếu bạn đang ở Hà Nội hoặc vùng lân cận, bạn thích bất cứ tấm ảnh nào, bạn có thể chọn để mua:

Ảnh rửa, khung ảnh bạn tự mua: giá 100K/bức (chi phí: Giá rửa ảnh khoảng 15-20.000đ)

Ảnh laminate: giá 350K/bức (chi phí: Công in khoảng 150.000đ)

Cỡ ảnh: Có nhiều cỡ theo yêu cầu, từ nhỏ 10cm x 15cm để bàn cho tới 30cm x 45cm treo tường.

Tất cả tiền ảnh bán được, sau khi trừ các chi phí in ấn nêu trên, sẽ được chuyển đến gia đình bé Canon.

Chúng ta giúp bé Canon, và bạn cũng được nhận một món quà tuyệt vời.

Trang Hạ tình nguyện là đầu mối thống kê số lượng và gửi ảnh cho độc giả phía Bắc. Các bạn thích ảnh nào, nhớ save ảnh đó vào máy tính rồi gửi mail file ảnh đó kèm yêu cầu đăng ký với Trang Hạ nhé:

(Chương trình đã kết thúc. Xin cảm ơn bạn đã vào xem!)

mail to: trangha75@yahoo.com

Tên bạn (và nick của bạn):

File bức ảnh + Kích cỡ và chất liệu ảnh bạn cần: (Nếu bạn mua nhiều ảnh, hãy ghi chi tiết từng kích cỡ và chất liệu của từng ảnh kèm theo file ảnh đó).

Số điện thoại liên hệ của bạn:

Thời gian thuận tiện để nhận ảnh từ Trang Hạ (nội thành Hà Nội):

Thời gian nhận đăng ký mua ảnh và chuyển khoản: từ 15-25/8/2011

Tổng kết chương trình: Tối 26/8/2011

Sau khi nhận được thông tin chuyển khoản và thống kê lượng ảnh đăng ký, Trang Hạ sẽ thông báo cho hai tác giả Đức đen thui và Maika để mọi người làm ảnh và chuyển nhanh ra Hà Nội. Tôi sẽ hẹn mọi người trong vòng 1 ngày để nhận ảnh (hoặc mang đến tận nơi).

Tài khoản chuyển tiền:

Vì lý do có bạn sẽ mua ảnh của cả 2 nhiếp ảnh gia, nên hiện tại, để tránh nhầm lẫn, (nhất là trong khi bạn Đức đen thui đang túi bụi công việc) chúng ta sẽ gửi tiền vào một tài khoản chung, sau khi tổng kết các đơn hàng và khớp với số tiền nhận được, ta sẽ chuyển chi phí cho từng nhiếp ảnh gia, và chuyển khoản tiền đóng góp cho gia đình bé Canon.

Các bạn gửi tiền vào tài khoản Trang Hạ nhé, sau đó nhớ nhắn mail cho mình biết (hoặc mình sẽ gửi thư confirm nếu thấy số tiền phù hợp):

Tài khoản của Trang Hạ:
Tên chủ tài khoản: Nguyễn Thị Hoa
Số tài khoản: 049 100 164 3006
Ngân hàng: Vietcombank chi nhánh Thăng Long – Hà Nội

Mỗi bạn đặt mua ảnh, mình sẽ có thông tin và trả lời bằng 1 comment ở dưới bài này, để mọi người theo dõi tình trạng của từng đơn đặt hàng nhé! Những thay đổi chỉnh sửa + đặt thêm ảnh của mỗi bạn cũng update luôn trên chính comments đó.

Những album ảnh mà các bạn có thể đặt hàng, xin hãy load về tấm ảnh bạn thích:

http://www.flickr.com/photos/minh_duc/collections/

http://www.facebook.com/media/set/?set=a.10150117153545672.280663.657215671&type=1

http://www.facebook.com/media/set/?set=a.418887955671.196875.657215671&type=1

và bất kỳ tấm ảnh nào trong album của bạn Maika:

http://www.facebook.com/media/albums/?id=657215671

http://www.maikaelan.com

This slideshow requires JavaScript.

UPDATE 29/8:

Thông báo mới:

Anh Đức báo là anh bị mất file gốc của 2 ảnh này, nên các bạn cố gắng giúp tớ đổi qua chọn bức ảnh khác được không?
Báo cho tớ cho đến hết ngày 31/8 nhé, nếu không tớ sẽ … tự nghĩ ra cách giải quyết!

Update 21/9/2011:

Chào mọi người, có một việc khá tế nhị nhưng sau khi cân nhắc, mình nghĩ cũng phải thông báo công khai cho mọi người là: Mình đã chờ thêm nửa tháng để những bạn đã đăng ký nhưng chưa chuyển tiền sẽ chuyển khoản nốt để có được danh sách cuối cùng quyên góp. Còn đến giờ, mình đã trao đổi với bạn Đức và anh Đạt (người rửa ảnh tại Hà Nội) và quyết định:

~Những bạn đã đăng ký nhưng cho đến giờ chưa chuyển khoản, tạm coi như là không tham gia chương trình này. Hẹn các bạn ấy một hoạt động offline nào khác sôi động và thuận tiện tham gia hơn, hẳn sẽ vui hơn.~

~ Sau khi tổng kết xong và được anh Đức và chị Maika xác nhận số lượng + file ảnh chính xác không có vấn đề gì, mọi người tiến hành rửa ảnh, thì mình sẽ xóa thông tin những bạn đặt ảnh nhưng chưa chuyển khoản, để tập trung trả ảnh cho chính xác, và mọi người theo dõi trên comment của chính bạn dễ dàng hơn. ~

~ Hiện có 2 khoản chuyển tiền không biết của bạn nào, nhờ mọi người xem và cho mình biết với:

25-08-11 Z031 – 0000113

+

350,000.00

TRAN THI THANH THUY NOP TIEN MUA VA UNG HO GD TIEN MAT
22-08-11 8961 – 0007319

+

100,000.00

FTF.CN:6868680391065023 .FrAcc:0181002628149 .ToAcc:0491001643006

Update chương trình giúp đỡ bé Canon trên blog Trang Hạ:

Đã chuyển số tiền quyên góp giúp đỡ bé Canon 10 triệu 350k cho tài khoản của bố bé là Trần Hữu Thảo, tính đến 31/12/2011, của những bạn chỉ gửi tiền hỗ trợ, không lấy ảnh, trong đó bao gồm:

– Một bạn độc giả giấu tên ở Lò Đúc – Hà Nội: 5 triệu đồng

– Một bạn độc giả giấu tên ở Hà Nội: 3 triệu đồng

– Nhuận bút một kỳ “Hồi ký Tâm Phan” trên Lửa Ấm do bạn Tâm Phan gửi tặng Canon: 1,35 triệu đồng

– Trang Hạ gửi tặng Canon: 1 triệu đồng

– Vô cùng cảm ơn một bạn độc giả giấu tên đã liên hệ qua Trang Hạ hỗ trợ gia đình bé Canon chỗ ăn ở trong thời gian bố mẹ chữa bệnh cho bé Canon tại Singapore.

VCB
http://www.vietcombank.com.vn
Hotline : 84-4-38245716

BIÊN LAI CHUYỂN TIỀN

(Payment Receipt)

Ngày, giờ giao dịch
Trans. Date, Time
22/01/2012 17:09:46
Số lệnh giao dịch
Order Number
2201120948765001
Tài khoản trích nợ
Debit Account
0491001643006 Số tiền trích nợ
Debit Amount
10,350,000 VND
Tài khoản ghi có
Credit Account
0071000850807 Số tiền ghi có
Credit Amount
10,350,000 VND
Tên người hưởng
Beneficiary Name
TRAN HUU THAO
Loại phí
Charge Code
Phí người chuyển trả
Exclude
Số tiền phí
Charge Amount
Net income
VAT
0 VND

0 VND
0 VND

Nội dung chuyển tiền
Details of Payment
blogger Trang Ha chuyen khoan giup do be Canon
Cám ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ của Vietcombank!
Thank you for banking with Vietcombank!
Những bạn đăng ký nhận ảnh, sau Tết mình sẽ gửi ảnh cho mọi người (có lẽ hẹn một buổi cà phê off-line tất cả mọi người tại HN và TPHCM).

Ở goá 32 năm nuôi bố mẹ vợ

Chú thích ảnh: Tạ Diên Ngôn cài áo cho mẹ vợ, ân cần hơn cả con đẻ –

ảnh: nhật báo Hà Nam – Trung Quốc.

Ở goá 32 năm nuôi bố mẹ vợ

Bài báo đăng trên “Hà Nam nhật báo” tháng 12/2006 đã làm xúc động hàng trăm triệu bạn đọc trên khắp Trung Quốc với đầu đề giản dị “Ở goá, người đàn ông ngũ tuần 32 năm nuôi bố mẹ thay vợ”. Có lẽ tấm ảnh người thợ mỏ già Tạ Diên Ngôn đang chăm sóc nhạc mẫu hẳn đã gây xúc động nhiều hơn cho những bạn đọc thường xuyên phải lo âu vì gánh nặng gia đình.

Kết hôn tròn một năm, vợ Tạ Diên Ngôn bất ngờ ra đi. Từ đó, anh chăm sóc nuôi dưỡng bố vợ bị bại liệt suốt 18 năm ròng, và chăm nom mẹ vợ bệnh tật cùng người em vợ bị thiểu năng trí tuệ suốt 32 năm nay không mỏi mệt. Từ lúc tóc Diên Ngôn còn xanh, cho đến giờ, tóc ông đã bạc trắng hoàn toàn.

Mỗi buổi sáng sớm, người đàn ông 54 tuổi Tạ Diên Ngôn thường dậy sớm nhất nhà, nấu xong bữa sáng, mang nước ra rửa mặt cho mẹ vợ 82 tuổi, sau đó chải đầu cho cụ. Rồi đút cơm cho người em vợ 52 tuổi ăn. Sau khi xong hết việc nhà, ông mới rời khu tập thể thợ lò Tây Câu, khu nhà ở của Công ty công nghiệp Châu Xuân (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) đi tới Phòng khí đốt hoá lỏng làm việc. Lúc này, bà cụ mẹ vợ ngồi dựa vào khung cửa, ánh mắt yêu mến và buồn buồn nhìn theo cái dáng tập tễnh của con rể đi khuất, cho đến khi không nhìn thấy bóng Diên Ngôn nữa.

Đường đến cơ quan chỉ hơn 1 km, nhưng Tạ Diên Ngôn phải đi mất nửa tiếng. Cao huyết áp nặng, đã ba lần xuất huyết não, làm ông phải vừa đi vừa lê chân, chậm chạp nặng nề. Những gì được hỏi về quá khứ, Diên Ngôn thường chậm rãi bảo: “Tôi không kể được, tôi chả còn nhớ nữa!”

Không có những lời to tát, không cao giọng bao giờ, Diên Ngôn cứ thế chậm chạp làm trọn bổn phận của ông. Nhưng trong đời thực, ông đã dùng sự chân thực lương thiện và hiếu nghĩa làm cảm động tất cả những người từng biết ông.

Câu chuyện Dê Núi:

Tháng tư năm 1973, mùa hoa Hạnh nở, có lẽ là mùa hạnh phúc nhất trong cuộc đời Tạ Diên Ngôn. Khi đó ông mới 21, và tên là Lưu Diên Ngôn, là một anh nông dân bình dị ở thôn Đông làng Bán Ba Điếm. Cô thôn nữ Tạ Lan Nga cùng làng không chê anh nghèo, cũng không chê anh mộc mạc, đã lấy anh. Một năm sau, Tạ Lan Nga sinh cô con gái xinh đẹp, Lưu Diên Ngôn vui sướng vô cùng.

40 ngày sau khi sinh, Tạ Lan Nga bị sản hậu, thuốc thang nhiều nhưng rồi không giữ được người, Lưu Diên Ngôn goá vợ ở tuổi 22. Người chồng bất hạnh đã khóc rất lâu bên xác vợ.

Trước lúc lâm chung, Lan Nga nắm tay chồng rất lâu không chịu buông ra. “Diên Ngôn, em không nỡ lòng nào xa anh và con gái, em cũng không nỡ nào bỏ bố mẹ và thằng em thiểu năng! Bố mẹ chỉ có em và nó, em sống thì em chăm sóc, em bây giờ chết đi, cả nhà em sẽ sống thế nào đây?”

“Trước đây nhà em chọn anh làm con rể, vì muốn tính thật thà của anh, lòng anh tốt. Xin cậy anh vì kiếp vợ chồng mình, mà giúp em trông bố mẹ, trông thằng em tội nghiệp đi. Em không dậy được nên không thể dập đầu xin anh được, xuống suối vàng em sẽ dập đầu lạy anh!”

Những lời nói của người sắp chết là tất cả mọi người xung quanh hôm đó đều đau xót, người chồng trẻ càng chan chứa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Sau khi chôn cất vợ, Diên Ngôn quỳ xuống trước mặt bố mẹ vợ: “Bố, mẹ, Lan Nga còn thì con là con rể của bố mẹ, Lan Nga mất rồi thì con thành con trai của bố mẹ. Bố mẹ ốm con sẽ chăm sóc, bố mẹ mất con sẽ an táng có thuỷ có chung.” Bố mẹ vợ của Diên Ngôn khi đó đang còn đau khổ vì mất con, một mực nói, không thể nào làm khổ lây cả con rể nữa. Nhưng Diên Ngôn khăng khăng bảo: “Con đã hứa với vợ thì con nhất định phải làm bằng được.”

Diên Ngôn dứt khoát đón bố mẹ vợ và em vợ về nhà mình chăm nom tử tế, anh nhờ người đến làm giấy chứng nhận đàng hoàng nhận nuôi dưỡng hai cụ. Để bố mẹ vợ tin rằng anh chân thành hiếu nghĩa, anh đã đổi tên từ Lưu Diên Ngôn thành Tạ Diên Ngôn theo họ của bố mẹ vợ.

Bố vợ lại quay về nơi công tác, là mỏ khoáng sản Chu Thôn, Phòng khai thác quặng Nguyên Tiêu cách nhà tới 160 km, Diên Ngôn hàng ngày làm ruộng xong, chạy bộ
về nhà nấu cơm, giặt giũ quần áo, bón cơm, quét dọn. Vợ mất quá sớm, con gái không có sữa để bú, nhìn đứa con oe oe ngọ nguậy trong bọc tã lót đòi bú, Diên Ngôn xót xa. Anh cắn răng đi vay tiền mua một con sơn dương (dê núi), hàng ngày vắt sữa dê cho con bú. Sữa dê mùi tanh nồng nặc, bé con không chịu uống, nên phải cho thêm đường trắng vào sữa. Nhưng những năm đó, đường trắng còn là thứ xa xỉ phẩm, mua làm sao được. Diên Ngôn chạy khắp nhà phía đông nhà phía tây, xa gần khắp toàn thôn đi vay đường. “Đường trắng nó ăn phải đầy cái bao tải!” Diên Ngôn nói, “Những cái khổ hồi đó thôi đừng nhắc nữa, nếu mà không có đầu dê núi đó, thì con gái nhà mình cũng chẳng sống được.”

Câu chuyện cải ngồng:

Đứa con ngày một lớn, nỗi đau mất vợ nguôi ngoai dần, bố mẹ vợ thấy con rể trung hậu và chăm chỉ đã gắng vực dần cả cái gia đình rách nát dậy, cảm thấy có cái để hy vọng, thấy bao dung, thấy ngày tháng đã có tương lai. Ông bố vợ mỗi lần từ mỏ về đều trò chuyện không chán với con rể. Mỗi lần bố về mỏ, Diên Ngôn lại dùng xe cải tiến chở bố, tiễn đến tận bến xe khách. Trong thôn ai cũng nói, hai bố vợ chàng rể nhà này không phải ruột thịt mà còn thân hơn cả ruột thịt.

Nhưng rồi mùa xuân năm 1979 đã làm tan vỡ cuộc sống tưởng đã bình lặng của Diên Ngôn. Một bức điện khẩn từ mỏ Tiêu Tác tới. Bố vợ Diên Ngôn bị trúng gió nặng ở khu ký túc của mỏ, đang cấp cứu ở bệnh viện! Diên Ngôn cõng con gái, tay dắt mẹ vợ kéo theo cậu em vợ khùng khùng bạt đường lên bệnh viện. Nhìn bố mẹ đang mê man, thấy mẹ vợ đau đớn muốn chết, lại nhìn sang cậu em vợ cười dở điên, “Tôi cảm thấy lúc đó tôi sắp sụp xuống rồi!”. Diên Ngôn nói: “Khi cái cột trụ gia đình là bố vợ tôi bị đổ rồi, gia đình tôi như quả trứng đặt trên cái giỏ lệch, có lẽ thật sự là gia đình tôi đã lụn bại rồi!”

Suốt cả ngày cả đêm, Diên Ngôn túc trực bên giường bệnh, vừa gọi vừa cầu xin cho phép lạ xảy ra. Sau bảy ngày đêm, ông bố vợ anh đã được cứu lại từ tay tử thần. Nhưng bởi thời gian hôn mê quá lâu, ông vĩnh viễn mất đi khả năng vận động.

Giờ thì là một gia đình ra sao đây! Một bại liệt, một bệnh, một khùng, một thơ dại. Nếu quay về quê thì không ai chữa bệnh cho bố, ở lại Tiêu Tác thì không một tấc đấc không nhà cửa. Vào đúng lúc Diên Ngôn băn khoăn đó, lãnh đạo mỏ khoáng sản Châu Thôn đã đưa bàn tay cứu trợ ra. Công ty xếp cho gia đình hai gian nhà ở nhỏ. Tuy gộp lại chỉ hơn 30 mét vuông, nhưng đã có chỗ trú mưa che nắng rồi, và thế là, Diên Ngôn và gia đình ở lại mỏ.

Lúc đó, cả nhà chỉ trông vào 60 tệ lương trợ cấp bệnh tật của bố vợ, theo mức thợ mỏ, bảo để nuôi cả năm miệng ăn trong nhà bằng tiền đó nghe ra thật quá xa vời. Diên Ngôn ôm đầu nghĩ mất vài ngày, cuối cùng anh đành cầm lòng ra một quyết định.

Diên Ngôn hỏi con gái Biên Anh: “Con có nhớ bà nội con không? Để bố con mình về thăm bà nội nhé!”. Biên Anh chưa tròn 5 tuổi, thất thểu đi theo bố về quê. Nhưng cô không bao giờ ngờ rằng, lần đó cha cô vào lúc sắp quay lại Tiêu Tác đã vứt đứa cô ở lại. Bỏ mặc đứa con gái khóc đến váng trời, khản cả giọng, khóc đến mức tan cả người ra, bố nó cũng kệ đi thẳng không ngoái đầu.

“Tôi thật sự đã không dám ngoái đầu, tôi sợ tôi sẽ thay đổi chủ ý”. Diên Ngôn khóc và nói: “Mẹ nó đã chết sớm quá, cuộc đời nó vốn đã đủ khổ cực rồi, lúc đấy tôi làm sao cõng nổi từng đó người, tôi chỉ còn cách bỏ con, để nó ở lại nhà với nội.”

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

ảnh: Bỏ con về cho ông bà, chăm người em vợ cho đến bây giờ khi cả hai cùng già đi

Cắn răng, cuộc sống vẫn cứ ngày qua lần hồi giật gấu vá vai. Diên Ngôn vừa phục dịch bố mẹ vợ, vừa nhằm lúc rảnh chạy ra lò nung gạch để xuất gạch, chạy ra đội thợ xây để trộn nề nhào vữa, làm những việc khổ sở vất vả đến mấy, anh cũng không nề, chỉ nhằm kiếm thêm chút đồng tiền đỡ đần gia đình. Mùa hè, anh đi cắt rau dại; mùa đông, anh đi ra chợ rau sớm nhặt những lá bắp cải già, cọng rễ cà rốt. Rồi sau này anh phát hiện ra bãi rác cạnh nhà khách mọc đầy cỏ dại um tùm, anh một mình động cỏ khai hoang, gieo lên một nắm hạt cải ngồng.

“Cải ngồng là thứ tốt, mọc nhanh, thân dài, chắc mập”. Diên Ngôn cho đến tận bây giờ vẫn còn nhớ như in mùi vị của cải ngồng ngày đó. “Mùa xuân dốc một nắm hạt xuống, nảy mầm ngay, nhân lúc nó còn non nhổ lên ăn được ngay, dài hơn tí có thể ngắt về trộn ăn sống, cải lớn có thể lấy về xào ăn, cải ra hoa kết quả có thể mang hạt đi ép dầu cải. Cải ngồng đã lập được công trạng lớn lao với nhà tôi.”

Cánh đồng cải ngồng ở TQ

Câu chuyện đồ đạc:

Bố mẹ Diên Ngôn không cầm lòng thấy con trai mới ngoài đôi mươi của mình khổ sở như thế. Ông bà sai anh trai thứ ba của Diên Ngôn là Lưu Diên Thắng đi gọi em về. “Bảo em về đi, bố mẹ cưới cho vợ mới!”

Anh trai Lưu Diên Thắng kể: “Lúc đó, tôi lên thành phố tìm em, tìm đến chỗ nó ở, chảy nước mắt vì thấy nó ở một căn phòng rách nát ngay cạnh nhà xí công cộng, trời, sống thế này về quê còn sướng hơn!”

Diên Ngôn không theo anh về quê. “Anh ạ, anh cũng đã nhìn thấy rồi, em mà đi thì ai chăm sóc những người trong nhà? Con người cũng phải có lương tâm, em cũng không thể không có lương tâm.” Lời của Diên Ngôn làm người anh trai không biết trả lời thế nào.

Bố vợ nằm liệt giường, tay chân cứng đờ, theo dặn dò của bác sĩ, Diên Ngôn mỗi ngày đều nắn bóp tay chân cho bố vợ. Ban đầu đau quá, ông cụ chửi bới đủ thứ, anh chỉ biết cười bảo: “Bố nói thế, người ta nghe thấy thì bảo bố ra gì nữa?”

18 năm nằm liệt giường, cụ không bị lở loét, được quay trở người liên tục, kể cũng là kỳ công. Nghe nói vỏ bí đao, rễ cỏ tranh giúp lợi tiểu, anh cũng đi đi đào về, đun nước cho bố uống. Có khi đi cả hai chục cây số tìm bò cạp về làm thuốc cho bố.

Năm 1983, Diên Ngôn được công ty mỏ nhận vào làm công nhân đào mỏ khu mỏ khoáng số Một ở Châu Thôn, anh đi làm chỗ của bố vợ ngày xưa. Tiền lương thợ mỏ tháng đầu tiên, Diên Ngôn mua cho bố một chiếc đài nhỏ nghe tin tức. Trong suốt 18 năm bố vợ nằm liệt, những cuốn tiểu thuyết anh mượn về đọc cho bố nghe lúc rảnh rỗi đã gần trăm cuốn.

Tháng 9 năm 1984, cô gái Tạ Phấn Hương cùng làng lại bước vào cuộc đời của Tạ Diên Ngôn. Phấn Hương nói: “Anh ấy tốt với nhà vợ như thế, chắc chắn anh ấy không bao giờ phụ tôi!”. Từ đó, Phấn Hương ở làng, đón con gái Diên Ngôn về nhà nuôi, Diên Ngôn vẫn ở trên mỏ nuôi dưỡng bố mẹ vợ và cậu em ngốc nghếch. Năm 1990, Diên Ngôn mắc bệnh cao huyết áp, nhưng tiền lương hàng tháng 600 tệ vẫn chỉ để mua thuốc thang cho ba người trong nhà. Riêng ông, nghe đồn ăn lạc ngâm dấm sẽ bớt bệnh, ông đã ăn lạc ngâm dấm suốt mười ba năm ròng. Cho đến sau hai lần xuất huyết não, ông đi lại khó khăn, người vợ thứ hai Phấn Hương mới từ quê lên ở cùng, cùng chăm sóc gia đình. Khi đó, lãnh đạo mỏ cũng điều Diên Ngôn về làm bảo quản máy móc trên phòng Bơm khí Gas, được gần nhà hơn.

Diên Ngôn mua một cái vại sành, muối dưa ăn hàng ngày, chớp mắt cơm dưa đã qua mười mấy năm. Đôi dép nhựa 4 tệ (8.000 VND) đi 4-5 năm ròng. Cả đôi giày vải ông đang đi mua có 5 tệ, giờ cũng đã 12 năm. Người vợ sau đã tình nguyện chịu khổ cùng Diên Ngôn, bữa cơm dưa muối cùng chồng. Trong nhà giường là được mỏ tặng, bàn là do khu phố mua cho, ngay cả bóng đèn tiết kiệm điện 10 wat cũng là do tổ dân phố mua cho. Diên Ngôn nói, cả nhà tôi chỉ có hũ đựng tro của bố vợ là đắt tiền nhất, những 150 tệ. Bởi không có tiền cho cụ ra khu tưởng niệm, chỉ có thể đặt ngay tại nhà!

Câu chuyện của hồi môn:

Đứa con gái Lưu Biên Anh mãi là nỗi đau đớn vĩnh viễn trong lòng Diên Ngôn.

Đáng lẽ nếu một mình anh, anh có thể mang lại cho con gái một cuộc sống hạnh phúc hơn, đáng lẽ anh có thể để con gái ở thành phố sống cuộc sống thành thị. Nhưng anh đã đưa con về quê ở với bà nội từ khi nó chưa tròn 5 tuổi, và Biên Anh cứ thế trở thành một cô con gái nhà quê. Năm cô lên mười, chơi đùa với lũ trẻ cùng thôn, Biên Anh đã bị chọc mù một mắt.

Con gái Diên Ngôn trở thành người tàn tật suốt đời. “Tôi đã không nuôi được con, không chăm nom được nó. Dù con gái tôi chưa bao giờ oán trách bố, nhưng trong đáy lòng tôi hiểu rất rõ rằng, tôi đã nợ con tôi rất nhiều rất nhiều!”

Mùa xuân năm 1994, Biên Anh chuẩn bị về nhà chồng. Diên Ngôn từ mỏ Tiêu Tác vội vã về quê, ông gọi Biên Anh đến bảo: “Con, người ta có câu “con gái ngoan không đòi cha áo cưới”, huống hồ là bố không có đồng nào cho con. Con lấy chồng, bố chả có cái gì cho con cả, bố tặng con một cuốn sách dạy đan áo len, mong con khéo tay nhanh nhẹn. Trong sách bố có chép viết vài câu, coi như đây là của hồi môn bố dành cho con!”

Cuộc sống im ắng

Cho đến giờ, món hồi môn của bố vẫn được Biên Anh ép dưới gối, dù cuốn sách đã bong cả bìa, trong đó có một đoạn Tạ Diên Ngôn viết:

“Thuốc Hoàng Liên dù đắng, uống vào gốc lưỡi có vị ngọt;

nước đường uống vào thì ngọt, nhưng uống nhiều lại thành nước đắng.

Thế thời ngọt liền đắng, đắng và ngọt kề nhau,

cam tâm chấp nhận đắng, ngày sau hẳn sẽ ngọt ngào…”

(Trang Hạ tổng hợp từ các phỏng vấn, video và chuyên đề trên báo TQ)

Những người đã buộc vào số phận Tạ Diên Ngôn Blog Trangha

Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!

image002_6

Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

“Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!”

R3KA9jmy by you.

Cha:

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: “Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!”. Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

“Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị”

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có “cha” là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), “cha” Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt “20 tháng 10, 12 giờ đêm”.

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: “Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!”.

 

images (1)

Đau đớn khi mất con

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được… Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!

image004_5

Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.

Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều “Vết châm kim đỏ”. Bác sĩ nói, “Mau lên bệnh viện khám ngay!”, đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp – acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Lần cuối cùng bên cha
Lần cuối cùng bên cha

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: “Cha ơi, con muốn được chết…”

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: “Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?”

“Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi…”

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: “Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm”.

“Em tự nguyện từ bỏ!”

Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: “Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh”.

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ “Thành Đô buổi chiều”, thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo “Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự” được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

 

image006_3

Tờ “Thành Đô buổi chiều” có đăng bài về em

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: “Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng…”

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

images (2)

Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến “ho” một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em “không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám”.

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: “Xa Diễm, làm con gái bác đi!” mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: “Mẹ!”. Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: “Con gái, ngoan lắm!”

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.

Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào

Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa “Quỷ môn quan”, sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá… lần nào cũng “hung hoá cát”. Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: “Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?”

“Bởi vì họ đều có lòng tốt!”

“Dì ơi, con cũng làm người tốt.”

“Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương.”

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: “Dì ơi, đây là di chúc của con…”

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang “Di chúc”. Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là “Dì Truyền Diễm”, kết thúc là “Tạm biệt dì Truyền Diễm”. Suốt cả bức thư, chữ “Dì Truyền Diễm” xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều “nhờ vả dì làm hộ” khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên “cảm ơn” và “tạm biệt” với cả thế giới.

“Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn…”

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em “ăn vụng”, em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em…

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. “Đau lòng đến không thể thở được” sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: “Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi..”

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những “người cha, người mẹ” của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết… không còn cô đơn nữa. Rất nhiều “Cha-mẹ” đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: ” Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)”

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: “Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ.”

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: “Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: “Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!”

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

(Trang Hạ tổng hợp từ các báo, tạp chí, phóng sự truyền hình của TQ)